Nhóm chủ đề
Chuẩn bị kế hoạch tài chính để khởi nghiệp thành công

Chuẩn bị kế hoạch tài chính để khởi nghiệp thành công

Nếu bạn đang nghĩ đến bỏ công việc hiện tại để bắt đầu kinh doanh, việc chuẩn bị kế hoạch tài chính cho bản thân sẽ là một bước cực kỳ quan trọng giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã bùng nổ kể từ mùa thu năm 2020.

Con đường khởi nghiệp có thể đạt được thành công lớn hơn nhiều so với việc tiếp tục làm nhân viên truyền thống. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều phù hợp với việc này.

Nếu bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình, việc chuẩn bị tài chính cho bản thân sẽ là một bước cực kỳ quan trọng, cho phép bạn đủ điều kiện để tìm kiếm thành công cho riêng mình.

Bốn điều cần chuẩn bị tài chính cho bản thân nếu muốn khởi nghiệp thành công
Bốn điều cần chuẩn bị tài chính cho bản thân nếu muốn khởi nghiệp thành công

Dưới đây là một số điều cần làm trước khi nghỉ việc để bắt đầu kinh doanh.

1. Biết vị trí của bạn ngày hôm nay

Kiểm tra về tình hình tài chính cá nhân có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh, cũng như điểm yếu của bạn nằm ở đâu và hành động nào có thể thực hiện ngay bây giờ để củng cố vị thế của mình trước khi mạo hiểm bắt đầu kinh doanh.

Bạn có một quỹ khẩn cấp hay một số loại dự trữ tiền mặt không? Các khoản nợ tiêu dùng của bạn đã được trả hết chưa? Nếu bạn có nhiều khoản nợ thẻ tín dụng hoặc các khoản vay sinh viên kếch xù, hãy lập kế hoạch trả những khoản đó trước, đây có thể là bước đi chính xác giúp bạn không phải chịu nhiều gánh nặng cùng với những căng thẳng và thách thức khi khởi nghiệp.

Bạn có nhiều trách nhiệm về tài chính cần phải xem xét khi bắt đầu kinh doanh không? Điều này cũng cần phải được tính toán cẩn thận. Một người độc thân và đang đi thuê nhà có thể gặp nhiều rủi ro hơn một doanh nhân với đầy tham vọng - người đã kết hôn, có con và có cuộc sống ổn định.

Bạn phải lập kế hoạch kỹ càng hơn hoặc xem xét các trường hợp khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng và giảm bớt tối đa mức độ rủi ro.

=> Xem thêm: AirAsia ‘bẻ lái’ sang dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn với tham vọng trở thành siêu ứng dụng tại Đông Nam Á

2. Ước tính chi phí và các nguồn vốn

Làm việc chăm chỉ và thực hiện đúng với mục tiêu và giá trị đề ra sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài. Tuy nhiên, bạn cũng cần một vài hỗ trợ dưới dạng tài sản hoặc vốn, để doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru.

Có rất nhiều cách giúp quản lý chi phí khi khởi nghiệp hiệu quả, có thể đơn giản là làm mọi cách nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Bạn có đủ tài chính để duy trì doanh nghiệp trong một vài tháng cho đến khi tạo ra doanh thu, hay bạn sẽ cần huy động vốn thông qua các nhà đầu tư? Bạn có gia đình hay bạn bè có thể hỗ trợ không? 

Trong giai đoạn lập kế hoạch tài chính này, điều quan trọng nhất là ước tính chính xác chi phí vận hành ban đầu và xác định các nguồn tài trợ tiềm năng.

=> Xem thêm: Bí quyết thành công của Warren Buffett: Chỉ tin vào những điều mình tận mắt nhìn thấy

3. Xác định được “Runway”

Runway là khoảng thời gian cho tới khi doanh nghiệp tiêu hết vốn, thường được đo bằng đơn vị tháng. 

Hai khía cạnh quan trọng cần xét đến nếu muốn bắt đầu việc kinh doanh là:

1. Cần phải ước tính mức chi phí hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian tới, xem rằng với lượng vốn định gọi và lượng vốn hiện có, doanh nghiệp sẽ tồn tại được bao lâu.

2. Biết khi nào Runway sắp kết thúc và đến lúc bảo lãnh để tránh những tổn hại về tài chính trong tương lai.

Hiểu những điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch tốt hơn và đưa ra quyết định thông minh. 

Ví dụ, nếu bạn biết khoản vốn điều hành doanh nghiệp chỉ có thể duy trì trong 6 tháng, thì doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra lợi nhuận trước thời gian đó nếu muốn tiếp tục mà không phải chịu các khoản nợ.

=> Xem thêm: Russel Cummber - Từ nhân viên ngân hàng thành founder 'kỳ lân' fintech 'mua trước trả sau'

4. Bổ sung các kế hoạch dự phòng, có chiến lược tổng thể

Để đối mặt với những khó khăn không thể lường trước, bạn cần phải linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch. Có ít nhất một kế hoạch dự phòng là chìa khóa để bạn biết cách đối mặt nếu mọi thứ không diễn ra chính xác như bạn mong đợi. 

Hãy vạch ra một vài tình huống khác nhau và cách bạn ứng phó với nó. Điều này sẽ giúp bạn chỉ cần tập trung xử lý nếu những tình huống đó xảy ra và sẽ không cần phải tốn thời gian, sức lực hay tiền bạc để tìm ra cách xử lý.

Kết hợp tất cả những yếu tố trên sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh tổng thể những gì cần làm khi bắt đầu kinh doanh. Điều này sẽ khác nhau ở mỗi người. Có lẽ bạn nhận ra rằng cần một quỹ khẩn cấp lớn hơn trước khi bắt đầu hoặc bạn cần dành thêm thời gian để bổ sung kế hoạch dự phòng vào chiến lược tổng thể của mình.

=> Xem thêm: Lê Thạch - chủ fanpage TOP Comments và quyết định 'ngược dòng' số đông để thành công

Theo VnMedia.vn Copy