Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”

Thứ tư, 28/07/2021 | 10:41 Theo dõi CFĐT trên

Chiều 27/7/2021, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo Danh mục hàng hóa cấm lưu thông (Đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật). Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp “thẻ xanh” để lưu thông trên địa bàn, địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Công văn số 4482 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ký chiều ngày 27/7/2021, nêu rõ: Thời gian vừa qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đã liên tiếp có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố;  đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể: Công văn 1015/TTg-CN ngày 25 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19; Công văn số 4349/BCT-TTTN ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa; Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc vận chuyển hàng hóa và các công văn số 5017/TCĐBVN-VT ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển các loại hàng hoá thiết yếu và hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 16; Công văn số 5223/TCĐBVN-VT ngày 25 tháng 7 năm 2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan đến đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode; Công văn số 7630/BGTVT-VT ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Tuy nhiên, do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản nêu trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng còn gặp khó khăn, thậm chí ách tắc khi lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau.

Để xử lý vấn đề nêu trên và nhằm mục đích thống nhất về cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương, trong Công văn số 4482 do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký chiều ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định tại Phụ lục I, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và Phụ lục II, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 09 tháng 5 năm 2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép).

Những hàng hóa trong Phụ lục I (Phần A) và Phụ lục II (Phần A) nêu trên chỉ được vận chuyển khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

 

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Gần 500 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc bán trong 'Cửa hàng thực phẩm tươi sống'

Gần 500 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc bán trong "Cửa hàng thực phẩm tươi sống"

Kiểm tra cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống tại địa chỉ: Số 5A khu 4 tầng đường Phan Bội Châu. P. Trần Đăng Ninh, TP. Nam Định, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Nam Định đã phát hiện gần nửa tấn thực phẩm tươi sống như hải sản tươi sống, nội tạng gia cầm, nguyên liệu chế biến, ... không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội: Đảm bảo cung cấp điện khi thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17/CT-UBND

Hà Nội: Đảm bảo cung cấp điện khi thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17/CT-UBND

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn Thành phố.
Tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội thì việc cung ứng nông sản, hàng hóa thiết yếu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chịu áp lực rất lớn.
Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.
Sáng 28/7: Cả nước thêm 2.861 ca mắc mới COVID-19

Sáng 28/7: Cả nước thêm 2.861 ca mắc mới COVID-19

Tính từ 19h ngày 27/7 đến 6h ngày 28/7, có thêm 2.861 ca mắc mới COVID-19, trong đó 03 ca nhập cảnh và 2.858 ca trong nước.
Startup công nghệ Ấn Độ đang thu hút giới đầu tư toàn cầu

Startup công nghệ Ấn Độ đang thu hút giới đầu tư toàn cầu

Theo một số chuyên gia, startup công nghệ Ấn Độ đang được hưởng lợi trong năm nay khi thị trường Trung Quốc giảm bớt sức hút với các nhà đầu tư.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp