Đối với thị trường châu Âu, khu vực này mở cửa phiên giao dịch có phần thận trọng hơn sau khi các nhà đầu tư thông báo lạm phát tại Mỹ có thể đạt mức kỷ lục kể từ năm 1982.
Đối với thị trường châu Âu, khu vực này mở cửa phiên giao dịch có phần thận trọng hơn sau khi các nhà đầu tư thông báo lạm phát tại Mỹ có thể đạt mức kỷ lục kể từ năm 1982.
Cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều trong phiên giao dịch hôm nay khi các nhà đầu tư theo dõi phản ứng của thị trường trước việc công bố dữ liệu thương mại của Trung Quốc cũng như New Zealand sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất trong hơn 20 năm.
Được biết, hôm nay (ngày 13/4), Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 1,5%. Đây là lần tăng thứ tư liên tiếp của RBNZ và là mức tăng lãi suất lớn nhất trong hơn 20 năm qua, theo dữ liệu từ Factset.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component lần lượt giảm 0,5% và 0,813%. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,1%.
Theo số liệu được công bố ngày hôm nay, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc tăng hơn mức dự kiến. Cụ thể, việc xuất khẩu sử dụng đồng USD của Trung Quốc đã tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái - cao hơn con số kỳ vọng của các nhà kinh tế là 13%.
Mặt khác, giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2022 đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 8% được dự đoán trong một cuộc khảo sát.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang thận trọng theo dõi tình hình xoay quanh diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Tại thị trường khác, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1,57% và chỉ số Topix tăng 1,02%. Tương tự, Kospi của Hàn Quốc và S&P/ASX 200 tại Úc đồng loạt tăng lần lượt 1,43% và 0,32%.
Chỉ số chứng khoán MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương rộng nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI đã tăng 0,66%.
Xem thêm: Lạm phát tại Mỹ kéo giá vàng tiếp tục tăng cao
Đối với thị trường châu Âu, khu vực này mở cửa phiên giao dịch có phần thận trọng hơn sau khi các nhà đầu tư thông báo lạm phát tại Mỹ có thể đạt mức kỷ lục kể từ năm 1982.
Chỉ số FTSE 100 (Anh) tăng lên 7,578 điểm, DAX (Đức) giảm khoảng 28 điểm và CAC 40 (Pháp) dự đoán tăng khoảng 8 điểm.
Cũng chịu ảnh hưởng từ báo cáo về lạm phát Mỹ như chứng khoán châu Âu, Phố Wall ghi nhận các chỉ số chính đều trượt giá chỉ sau một đêm, bao gồm: chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm 87,72 điểm (tương đương 0,26%), S&P 500 giảm xuống 4.397,45 và Nasdaq Composite giảm 0,3% xuống mức 13.371,57.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều