9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 5 năm

Thứ tư, 29/09/2021 | 09:41 Theo dõi CFĐT trên

Tổng cục Thống kê cho biết, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Chín tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% (khu vực thành thị giảm 0,6%, khu vực nông thôn giảm 0,64%). Tháng Chín, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 5 nhóm giảm giá so với tháng trước, 6 nhóm tăng giá. 

Cụ thể, trong 5 nhóm hàng giảm giá: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 9/2021 giảm 1,99% (làm CPI chung giảm 0,37 điểm phần trăm), chủ yếu do giá tiền thuê nhà giảm để hỗ trợ người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Cùng với đó, giá điện giảm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và thời tiết sang thu nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước sinh hoạt giảm so với tháng trước; Nhóm giáo dục tháng 9/2021 giảm 2,89% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm) do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022. 

Nhóm giao thông giảm 0,16% so với tháng trước do nhóm nhiên liệu giảm, mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 10/9/2021 và ngày 25/9/2021 nhưng do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm ngày 26/8/2021 nên bình quân chung tháng 9/2021 giá xăng dầu giảm;

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,16% do nguồn cung dồi dào khiến giá gạo và thịt lợn lần lượt giảm 0,17% và 2,52%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%, tập trung giảm ở giá điện thoại di động và máy tính bảng.

Ở chiều ngược lại, có 6 nhóm hàng tăng giá. Trong đó, nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 9/2021 có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,17%, chủ yếu do giá thuốc lá tăng khi chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung hạn chế;

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do nhu cầu sử dụng các thiết bị tủ lạnh; máy vi tính và phụ kiện; máy in, máy chiếu, máy quét tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội (lần lượt tăng 0,3%; tăng 0,29% và tăng 0,46%). Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,03%, trong đó giá thuốc các loại tăng 0,11%. 

Các nhóm hàng khác có mức giá tháng Chín tăng không đáng kể so với tháng trước: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01% chủ yếu do giá hoa, cây cảnh tăng; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%.

Không nằm trong rổ tính CPI, giá vàng thế giới tăng do đồng USD suy yếu cùng với việc thị trường chứng khoán, tài chính rối loạn trong bối cảnh Evergade, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng.

Tính đến ngày 26/9/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.790,93 USD/ounce, tăng 0,14% so với tháng 8/2021. 

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2021 ổn định so với tháng trước; giảm 1,64% so với tháng 12/2020 và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 11,83%.

Trong khi đó, đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tháng Tám tăng, thêm vào đó các nước bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ làm cho nội tệ tăng giá đẩy USD giảm. Tính đến ngày 26/9/2021, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 92,73 điểm, giảm 0,08 điểm so với tháng trước. 

Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 22.928 VND/USD.

Trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài, nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2021 giảm 0,48% so với tháng trước; giảm 1,14% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 9 tháng năm 2021 giảm 0,88%.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc chịu thêm gánh nặng vì thiếu điện trong lúc đã phải đương đầu với hàng loạt vấn đề của chuỗi cung ứng. Sự gián đoạn sẽ có tác động không nhỏ đến thời gian giao hàng.
Trung Quốc đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm phát khí thải

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm phát khí thải

Hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng để giảm lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng

COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng

Chiều ngày 26/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng”. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu 8 giải pháp giải quyết khó khăn với các khu kinh tế, khu công nghiệp...
Giá vàng giảm sâu, SJC rơi xuống dưới 57 triệu đồng/lượng

Giá vàng giảm sâu, SJC rơi xuống dưới 57 triệu đồng/lượng

Theo chiều đi xuống của thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (29/9) được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh khoảng 150 nghìn đồng/lượng và rơi xuống dưới 57 triệu đồng/lượng.
Chặn đứng xe “luồng xanh” vận chuyển 7 tấn nầm lợn không nguồn gốc

Chặn đứng xe “luồng xanh” vận chuyển 7 tấn nầm lợn không nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xe “luồng xanh”, phát hiện trên xe đang chở 7 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, được đưa từ Lào Cai về Hà Nội tiêu thụ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp