Sau động thái từ Bắc Kinh, nhà đầu tư hối hả bán tháo cổ phiếu Alibaba trong bối cảnh giá trị tập đoàn suy giảm hơn 230 tỷ USD.
Sau động thái từ Bắc Kinh, nhà đầu tư hối hả bán tháo cổ phiếu Alibaba trong bối cảnh giá trị tập đoàn suy giảm hơn 230 tỷ USD.
Tâm lý lo ngại từ nhà đầu tư xuất phát từ việc chính quyền Trung Quốc siết kiểm soát độc quyền với các ông lớn công nghệ trong nước. Ngoài Alibaba, đợt bán tháo còn tác động không nhỏ tới nhiều công ty, tập đoàn quyền lực tại đại lục.
Hôm nay, Alibaba nâng kế hoạch mua lại cổ phiếu từ 4 tỷ USD lên 10 tỷ USD, bắt đầu có hiệu lực đến cuối năm 2022. Chốt phiên sáng tại sàn Hong Kong, cổ phiếu tập đoàn của Jack Ma giảm hơn 5%, xuống mức thấp nhất 6 tháng qua.
Từ lâu, không gian mạng Trung Quốc vốn tạo điều kiện cho những gã khổng lồ như Alibaba, Tencent, Ant Group,... hoạt động nhằm mở ra sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế. Trước đó, đây được xem như hành động bảo vệ hệ sinh thái internet Trung Quốc khỏi sự cạnh tranh, thậm chí độc quyền từ Google, Facebook.
Tuy nhiên mới đây, Bắc Kinh đã lên tiếng khi chứng kiến sự bành trướng của các đại gia công nghệ trong nước ở hầu khắp các lĩnh vực như AI, tài chính hay mọi khía cạnh đời sống của công dân.
Với Alibaba, bản thân CEO Jack Ma không ít lần tỏ ra bất bình trước các cáo buộc độc quyền, phản cạnh tranh từ chính quyền. Ant Group tỏ ra bớt gay gắt hơn, cam kết "nghiêm túc nghiên cứu và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chính quyền, cam kết nỗ lực hoàn thành những việc liên quan".
Trong "tâm bão", Jackson Wong, Giám đốc quản lý tài sản Amber Hill Capital nhận định: “Bắc Kinh gây nhiều áp lực hơn hoặc muốn nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các công ty công nghệ. Cũng như chúng tôi, Alibaba, Tencent hay Meituan có áp lực bán hàng rất lớn. Các công ty này bị xem là phát triển với tốc độ quá nhanh và quy mô quá lớn".
Với những động thái trên từ phía chính quyền Bắc Kinh, hôm 26/12, cổ phiếu Alibaba trên sàn New York giảm sâu hơn 13%.