Tắc nghẽn Kênh đào Suez dấy lên nỗi lo về nguồn cung trên thị trường dầu

Thứ bảy, 27/03/2021 | 17:00 Theo dõi CFĐT trên

Trong phiên giao dịch ngày 26/3, giá dầu đã tăng mạnh trở lại khi giới đầu tư cho rằng vụ tắc nghẽn ở Kênh đào Suez có thể sẽ kéo dài nhiều tuần nữa, gây gián đoạn nguồn cung dầu.

Tắc nghẽn Kênh đào Suez dấy lên nỗi lo về nguồn cung trên thị trường dầu
Tắc nghẽn Kênh đào Suez dấy lên nỗi lo về nguồn cung trên thị trường dầu

Cả tuần giá dầu đã giảm hơn 3%

Tuần này là tuần giảm thứ ba liên tiếp của giá dầu do những mối lo ngại về làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 3 ở châu Âu có thể sẽ cản trở sự hồi phục kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu.

Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đã tăng 4,2%, tương đương đạt 64,57 USD mỗi thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau đã tăng 4,1%, tương đương đạt 60,97 USD mỗi thùng.

Tuần này được cho là một tuần biến mạnh của giá dầu khi hôm 25/5 dầu đã sụt 4%, hôm 24/4 dầu tăng 6% và hôm 23/3 dầu đã tăng tới 6%. Như vậy, tính cả tuần này, giá cả hai loại dầu cùng giảm hơn 3%, sau khi giảm khoảng 7% trong tuần trước.

Kênh đào Suez bị phong tỏa sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của dầu và hàng hóa hơn dự đoán”, Paola Rodriguez Masiu, Phó Chủ tịch thị trường dầu của Rystad Energy cho biết.

Cơ quan quản lý Kênh đào Suez hôm 26/3 đã tăng cường nỗ lực để có thể giải cứu siêu tàu container Ever Given đang nằm chắn ngang con kênh. Chiến dịch này dự báo sẽ kéo dài thêm nhiều tuần nữa và khả năng thêm phức tạp do thời tiết tại khu vực này không ổn định.

Trong sản lượng 39,2 triệu thùng mỗi ngày, dầu thô được vận tải đường biển năm ngoái, 1,74 triệu thùng mỗi ngày đi qua Kênh đào Suez, số liệu từ Kpler cho thấy. Có 1,54 triệu thùng mỗi ngày các sản phẩm tinh chế cũng di chuyển qua Kênh đào Suez, chiếm 9% tổng lượng vận tải đường biển của hàng hóa này.

Vào hôm 26/3, có tới 10 tàu đang chờ ở lối vào Kênh đào Suez chở khoảng 10 triệu thùng dầu.

Thị trường năng lượng còn được thúc đẩy bởi những lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang ở khu vực Trung Đông.

OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+ dự báo họp chính sách sản lượng tháng 5 vào ngày 1/4 này. Goldman Sachs dự báo OPEC+ sẽ giữ nguyên sản lượng cho tháng 5 và có thể “tăng 3,4 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 9 tới đây”.

Sự cố Kênh đào Suez làm dấy lên nỗi lo về nguồn cung trên thị trường dầu

Con tàu container siêu trường siêu trọng Ever Given bị xoay ngang do gặp sóng lớn và bão cát khi đi qua Kênh đào Suez đã khiến tuyến giao thông biển huyết mạch của thế giới bị tắc nghẽn từ 23/3 (theo giờ Ai Cập). Kênh đào Suez là kênh vận chuyển dầu thô, các sản phẩm lọc hóa, ngũ cốc và nhiều hàng hóa khác giữa châu Á và châu Âu.

Giới chức Ai Cập hôm 25/3 đã đóng cửa hoàn toàn Kênh đào Suez, không để cho tàu bè đi vào con kênh này thêm nữa. Một công ty giải cứu tàu biển cho biết, có thể phải mất vài tuần để có thể đưa con tàu khổng lồ thoát khỏi tình trạng mắc kẹt.

"Tình trạng tắc nghẽn ở Kênh đào Suez có thể kéo dài vài tuần đã làm dấy lên nỗi lo về sự thắt chặt nguồn cung trên thị trường dầu", nhà phân tích Yasushi Osada thuộc Nissan Securities cho hay.

"Tuy nhiên, mối lo về làn sóng dịch bệnh mới ở châu Âu và một số nơi khác đã cản trở sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Điều này có thể sẽ hạn chế khả năng tăng giá của dầu", ông Osada nói cho biết thêm.

Các nước ở châu Âu đang áp lệnh phong tỏa trở lại để kiểm soát sự lây lan của Covid-19, nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực có thể sẽ suy giảm. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nước này gần đây đã chứng kiến số ca mắc mới Covid-19 tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2021.

Tại khu vực phía Tây của Ấn Độ, nhà chức trách đã yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài trong bối cảnh số ca nhiễm mới lên mức cao nhất trong 5 tháng tới đây.

Minh Lý
Cafe Khởi nghiệp