Nhóm chủ đề
‘Sống chết’ cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp nhưng tại sao Pepsi lại báo cảnh sát khi được nhân viên phản trắc của Coca chào bán công thức bí mật?

‘Sống chết’ cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp nhưng tại sao Pepsi lại báo cảnh sát khi được nhân viên phản trắc của Coca chào bán công thức bí mật?

Vào năm 2006, một nữ thư ký của hãng Coca Cola đã lấy trộm công thức bí mật của tập đoàn và chào bán cho đối thủ Pepsi. Tuy nhiên, Pepsi ngay lập tức đã báo FBI để xử lý khiến công chúng hết lời khen ngợi tinh thần cạnh tranh "nghĩa hiệp" của thương hiệu này. Nhưng ít ai biết động cơ thật sự đằng sau…

Đối thủ truyền kiếp giữa hai “ông lớn” nước ngọt Coca Cola và Pepsi

Cuộc chiến không hồi kết giữa hai ông lớn Coca Cola và Pepsi đã khiến báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực, tất cả đồng lòng rằng "hương vị" sẽ là yếu tố quyết định kết quả.

Đối thủ truyền kiếp giữa hai “ông lớn” nước ngọt Coca Cola và Pepsi
Đối thủ truyền kiếp giữa hai “ông lớn” nước ngọt Coca Cola và Pepsi

"Mối thù truyền kiếp" này bắt đầu từ năm 1886 khi John S. Pemberton hoàn thành công thức bí mật của Coca Cola. Đến hơn 13 năm sau, hãng Pepsi mới được ra đời bởi dược sĩ Caleb Bradham.

Trên thị trường, trước khi Pepsi xuất hiện, Coca Cola đã trở thành một nhãn hiệu lớn với hàng trăm nghìn chai được bán mỗi năm. Trong khi gã khổng lồ Coca Cola phát triển thành công rực rỡ với mẫu chai thủy tinh kinh điển cùng những hợp đồng quảng cáo đồ sộ với các tên tuổi lớn và thị trường đã được mở rộng sang Châu Âu thì Pepsi lại lâm vào khủng hoảng và phá sản do chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Nhưng Pepsi đã quyết tâm "hồi sinh" giữa chiến tranh thế giới thứ hai với mẫu lon kim loại và ngân sách truyền thông khổng lồ. Đến những năm 50, cả hai cùng đầu tư vào những mẫu quảng cáo đắt tiền trên TV giúp người dùng nhận ra một "Cuộc chiến nước ngọt" đang diễn ra trên thị trường.

Hãng Pepsi sau đó thay đổi chiến thuật bằng cách sát nhập với Frito Lay vào giữa những năm 60 để thành lập liên minh PepsiCo. Thức uống có ga và snack ăn liền trở thành 2 động lực phát triển chính của tập đoàn này.

Tính đến thời điểm hiện tại, gã khổng lồ Coca cola vẫn đang tự tin dẫn đầu thị trường nước giải khát, nhưng việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh đã giúp Pepsi mang lại một nguồn thu đáng kể.

Bí mật bị đánh cắp

Khốc liệt là một từ phù hợp để mô tả cuộc chiến giữa hai ông lớn nước ngọt PepsiCo và Coca Cola. Được thành lập cách nhau 7 năm vào cuối thế kỷ XIX, cả hai công ty này đã cùng nhau tạo ra vào một cuộc chiến tranh giành thị phần kéo dài hàng thập kỷ.

Coca Cola và Pepsi đã tạo ra vào một cuộc chiến tranh giành thị phần kéo dài hàng thập kỷ
Coca Cola và Pepsi đã tạo ra vào một cuộc chiến tranh giành thị phần kéo dài hàng thập kỷ

Hai bên từng chạy những quảng cáo toàn trang báo nhằm chống lại nhau, từng tổ chức các cuộc bịt mắt nếm thử quy mô lớn, từng tham gia vào những trận chiến marketing khốc liệt tới mức truyền thông đã đặt tên cho chúng là “chiến tranh Cola”. Trong đại hội của tập đoàn những năm 80 thế kỷ trước, một cựu CEO của Coca-Cola mặc quân phục đã đập vỡ chai Pepsi xuống đất đầy khiêu khích.

Có một câu chuyện khá kỳ lạ xảy ra vào khoảng năm 2005 khi một nhân viên của Coca Cola bị phát hiện đang cố bán công thức sản xuất bí mật của tập đoàn cho đối thủ Pepsi với giá 1,5 triệu USD.

Tuy nhiên, trái lại với gì mọi người suy đoán, Pepsi không những không trả tiền để mua về công thức này mà họ còn giao nộp những tay này cho nhà chức trách và hợp tác trong một chiến dịch gài bẫy dàn dựng một cách công phu.

Tại sao Pepsi lại bỏ qua cơ hội nghìn năm có một này?

Tại sao Pepsi lại bỏ qua cơ hội nghìn năm có một này?
Tại sao Pepsi lại bỏ qua cơ hội nghìn năm có một này?

Theo Freakonomics, dù mùi vị là yếu tố "sống còn" trong cuộc chiến nước ngọt. Nhưng Pepsi sẽ chẳng thu lại được bất kì lợi ích nào nếu biết được bí mật của đối thủ.

Giả sử Pepsi biết công thức bí mật của Coca Cola và công bố nó để bất kỳ ai cũng có thể làm đồ uống có vị giống Coca Cola. Tác động sẽ là giá bán Coca Cola giảm mạnh (dù có thể nó không giảm đến mức giá của các loại Coca Cola "nhái").

Đây rõ ràng là chuyện tồi tệ đối với Coca Cola. Và nó cũng là chuyện tồi tệ với cả Pepsi. Lý do là bởi giá Coca Cola lúc này đã rẻ hơn nhiều nên mọi người sẽ chuyển từ Pepsi sang Coca Cola. Lợi nhuận của Pepsi có thể sẽ giảm.

Do vậy, nếu Pepsi có được công thức bí mật của Coca Cola, họ sẽ không muốn đưa nó cho ai khác. Vậy sẽ ra sao nếu họ giữ nó cho riêng mình và làm ra thứ đồ uống riêng có vị hệt như của Coca Cola?

Nếu Pepsi có thể thực sự thuyết phục được mọi người tin rằng đồ uống của họ giống hệt Coca Cola thì khi đó phiên bản Coca Cola do Pepsi làm và Coca Cola thật sẽ trở thành cái mà các nhà kinh tế gọi là "Sản phẩm thay thế hoàn hảo".

Khi hai hàng hoá về cơ bản có thể thay thế được cho nhau trong suy nghĩ của người tiêu dùng, cuộc cạnh tranh giá sẽ trở nên khốc liệt và lợi nhuận sẽ rất thấp. Cả Coca Cola lẫn Pepsi đều chẳng được lợi lộc gì từ việc này cả.

Khi giá Coca Cola giảm, người tiêu dùng sẽ đổi từ Pepsi gốc sang Coca Cola hoặc Coca Cola do Pepsi làm. Bất kể thế nào, loại đồ uống này sẽ mang về lợi nhuận thấp hơn nhiều so với Pepsi gốc.

Rốt cuộc, công việc kinh doanh của cả Coca Cola và Pepsi rất có thể sẽ đi xuống nếu Pepsi có được công thức bí mật của Coca Cola và làm gì đó với công thức này.

Trở lại với câu chuyện ban đầu, nhiều người có thể đánh giá các lãnh đạo của Pepsi đã hành động có đạo đức và đáng khen khi giao những kẻ bị tình nghi ăn cắp bí quyết của Coca Cola cho nhà chức trách.

Nhưng, nếu vận dụng lý giải kể trên, bạn sẽ chợt nhận ra, thực tế hành động của các lãnh đạo Pepsi chứng tỏ họ là những nhà kinh doanh đa tài.

Theo VnMedia.vn Copy