Những ngày này, nhiệt độ miền Bắc giảm xuống thấp, trời lạnh khiến nhiều người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng cùng với các triệu chứng khác như tê, ngứa ran và đau kim châm. Dưới đây là các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng trên.
Mát-xa bằng dầu là một liệu pháp truyền thống có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Một số loại dầu được thoa lên da như dầu mù tạt, ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương giúp mang lại cảm giác thoải mái. Dầu không chỉ có đặc tính chống viêm mà còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành da và cung cấp máu cho khu vực này.
Cách làm rất đơn giản. Lấy 1 số loại dầu như mù tạt, ô liu, dầu mè rồi làm ấm, sau đó thoa lên bàn chân rồi mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút, trước khi đi tất. Thực hiện thao tác này trước khi đi ngủ mỗi ngày có thể giúp giữ ấm cho bàn chân trong khi ngủ.
Khắc phục chân lạnh bằng thủy liệu pháp
Khắc phục chân lạnh bằng thủy liệu pháp
Thủy liệu pháp là quá trình sử dụng nước (nóng, lạnh, hơi nước, nước đá) để điều trị các bệnh khác nhau. Ngâm chân trong nước ấm và nước lạnh đều ảnh hưởng đến hệ tim mạch và thần kinh cơ. Nước ấm sẽ có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu, còn nước lạnh thì lại giúp giảm đau.
Lấy một chậu nước lạnh và một chậu nước nóng thực hiện ngâm chân luân phiên ở cả hai chậu trong khoảng 10-15 phút. Sau đó lau khô chân và đi tất. Làm mỗi ngày một lần.
Trà gừng
Trà gừng giúp tăng thân nhiệt
Gừng được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc giúp tăng thân nhiệt. Các polyphenol tự nhiên trong gừng không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.
Cách làm chỉ đơn giản là chuẩn bị khoảng 2, 3 miếng gừng cho vào nước sôi, sau đó ngâm 5-7 phút rồi uống.
Thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12
Thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12
Những chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm sắt, folate, vitamin B12 đều cần thiết cho cơ thể để tạo hồng cầu (sắt), vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể (vitamin B12) và đồng thời cải thiện lưu lượng máu (folate). Bởi lẽ, thiếu máu và vitamin là những nguyên nhân nổi bật khiến bàn chân bị lạnh.
Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, folate và vitamin B12 là việc cần làm để giữ cho đôi chân được ấm hơn. Nhóm thực phẩm này bao gồm chà là, các loại đậu, rau bina, thịt, táo, ô liu, quả mơ khô và củ dền.
Ngâm chân với muối Epsom
Ngâm chân với muối Epsom
Magiê trong muối Epsom giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả và cải thiện hệ thần kinh trung ương (CNS). Bên cạnh đó, tắm muối Epsom có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giúp chân ấm áp vào mùa đông. Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý trong lúc ngâm chân nước ấm vì có thể vô tình bị bỏng do không có cảm giác ở khu vực này.
Lấy khoảng 2-3 thìa cà phê muối Epsom hòa vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân trong nước khoảng 10 phút. Cuối cùng là làm khô chân và đi tất.
Tập thể dục
Để giữ cho đôi chân được ấm trong mùa đông, bạn cần thực hiện các bài tập chân thường xuyên
Các bài tập chân có thể giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân như đi bộ bằng gót chân, sau đó đến các ngón chân và thực hiện xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thể dục thường xuyên là việc cần thiết để giữ ấm cho đôi chân, đặc biệt là trong mùa đông.
Rau má
Rau má có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy
Rau má có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy, ngoài đặc tính phòng bệnh tiểu đường, bảo vệ thần kinh, chữa lành vết thương và giảm căng thẳng. Trong rau má có chứa flavonoid, tannin, polyphenol và các loại dầu dễ bay hơi có hiệu quả trong việc điều trị bàn chân lạnh và các triệu chứng liên quan.
Xoa bóp bàn chân với các loại kem có chứa chiết xuất rau má để giữ chân được ấm hơn. Hoặc dùng thảo mộc bằng đường uống sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Ớt
Rắc khoảng nửa thìa ớt cayenne nghiền nát vào găng tay và tất của bạn rồi mang chúng để giữ ấm chân tay trong mùa đông
Chất Capsaicin có trong ớt có tác dụng làm giảm các cytokine gây viêm và thúc đẩy giãn mạch. Ớt có thể là một thực phẩm tuyệt vời để giữ ấm cho bàn chân và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt với những người có bàn chân lạnh do bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
Rắc khoảng nửa thìa ớt cayenne nghiền nát vào găng tay và tất của bạn rồi mang chúng để giữ ấm chân tay trong mùa đông này.
Đệm sưởi
Làm ấm miếng đệm nóng trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này tương tự như ngâm chân với nước ấm. Đệm sưởi sẽ giúp làm dịu các cơ bị đau, cải thiện tuần hoàn máu và làm ấm bàn chân.
Để chân không bị lạnh thì bạn cần đặt miếng đệm sưởi hoặc chai nước nóng dưới chân. Khi đi ngủ cần tránh sử dụng thiết bị ở vùng da bị tổn thương.