Warren Buffett, ở tuổi 91, huyền thoại đầu tư vừa trở thành người thứ 6 gia nhập câu lạc bộ sở hữu trăm tỷ USD. Theo Bloomberg Billionaires Index, trong phiên giao dịch 10/3, tài sản của Warren Buffett đã nhảy lên 100,4 tỷ USD. Ông là người thứ 6 trên thế giới có tài sản vượt mốc này, ngoài Jeff Bezos, Elon Musk, Bill Gates, Bernard Arnault và Mark Zuckerberg.
Là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất, khi được hỏi về công thức thành công của bản thân, vị tỷ phú 91 tuổi này cho rằng hầu hết mọi người không thành công vì đặt ra quá nhiều mục tiêu và không thể thực hiện chúng. Ông khuyên mỗi người hãy biết chọn lọc và lược bỏ bớt các mục tiêu và tập trung vào một số việc mang lại thành công thực sự.
Bạn đã bao giờ tạo ra một danh sách dài những mục tiêu của cuộc đời mình, sau đó bạn bắt đầu thực hiện chúng và rồi cuối cùng mỗi thứ thực hiện được một nửa hoặc bị gạt sang một bên? Có những mục tiêu thôi thúc chúng ta từ khi còn nhỏ, nhưng thực tế nó lại là thứ cản trở chúng ta thành công?
Warren Buffett, một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới hiện nay, đặt câu hỏi về nhu cầu có quá nhiều mục tiêu của một người. Thay vào đó, ông khuyên chúng ta nên lược bỏ bớt các mục tiêu, đôi khi là những mục tiêu quan trọng, để tập trung vào một số việc mang lại thành công thực sự.
=> Xem thêm: Lời khuyên làm giàu của Warren Buffett: ‘Nếu muốn trở nên giàu có, hãy bắt đầu sớm’
Chúng ta thường không định hình được điều gì thực sự quan trọng đối với bản thân
Có một câu chuyện tuyệt vời liên quan đến phi công lái máy bay cá nhân của Warren Buffett, Mike Flint. Buffett đã giúp phi công của mình tập trung và ưu tiên các mục tiêu của mình bằng cách sử dụng phương pháp two-list.
Buffett yêu cầu Flint suy nghĩ thật cẩn thận và viết ra 25 mục tiêu hàng đầu của ông. Flint đã dành một thời gian, cẩn thận viết ra danh sách này và gửi tới Buffett. Tiếp theo, Buffett lại yêu cầu Flint chọn ra 5 mục tiêu quan trọng hơn cả trong danh sách 25 mục tiêu này. Cuối cùng Flint có hai danh sách riêng biệt, một danh sách 5 mục tiêu quan trọng nhất và một danh sách có 20 mục tiêu còn lại.
Giống như nhiều người trong chúng ta, Flint kết luận rằng ông sẽ tập trung chủ yếu vào 5 mục tiêu quan trọng nhất còn lại với 20 mục tiêu kia ông sẽ thực hiện khi nào thực sự có thời gian. Tuy nhiên, Buffett đã ngăn ông lại và nói rằng: “20 mục tiêu kia sẽ không giúp ông thành công và ông thực sự nên bỏ luôn danh sách 20 đó đi, bất kể chúng quan trọng thế nào và chỉ tập trung vào 5 điều quan trọng nhất thôi”.
=> Xem thêm: Logic làm giàu của ‘nhà tiên tri xứ Omaha’ Warren Buffett đằng sau câu chuyện chi 300.000 USD để cắt tóc
Theo Buffett, vì danh sách 20 chỉ là thứ khiến chúng ta phân tâm thôi. Chúng ta thường không định hình được điều gì thực sự quan trọng đối với bản thân.
Lý do chúng ta thường không bao giờ thành công với mục đích của mình là vì chúng ta không ưu tiên tập trung hoàn thành một số ít những mục tiêu quan trọng. Chúng ta thường mất tinh thần và phân tâm khi không hoàn thành những thứ đề ra. Danh sách các mục tiêu của chúng ta càng lớn, càng có nhiều cơ hội để từ bỏ và chuyển sang những việc kế tiếp với hy vọng rằng điều này sẽ thành công.
Đồng quan điểm với Buffett, tác gia nổi tiếng Malcolm Gladwell cũng cho rằng để trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta phải dành 10.000 giờ thực hành để tích lũy kiến thức.
Như vậy, có nghĩa nếu mỗi tuần bạn dành khoảng 20 giờ để thực hành thì tổng cộng phải mất ít nhất 10 năm mới có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, muốn có được thành công thì cần tập trung vào một số mục tiêu, không nên lan man vào những thứ khác.
Vậy hãy tưởng tượng danh sách ban đầu của Flints gồm 25 mục tiêu, điều này có nghĩa là mất 250 năm để hoàn thành danh sách đầy đủ ban đầu. Bạn có thể thấy việc có quá nhiều mục tiêu có thể dẫn bạn đến con đường không thành công như thế nào?
=> Xem thêm: Warren Buffett: Hai cách để mỗi người có thể ‘tự vệ’ trước lạm phát
Tạo danh sách “tối giản” của mình
“Tối giản” đã trở thành một chủ đề nóng khi nói về cuộc sống tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được và điều này cũng áp dụng cho mục đích sống của chúng ta. Giống như những vật chất hữu hình, thật khó để đưa ra quyết định ném những mục tiêu nhất định ra khỏi cửa sổ khi mà chúng ta cảm thấy nó thực sự quan trọng. Nhưng bản thân quá trình cho phép chúng ta thực hiện các ưu tiên của mình là thực sự quan trọng.
Hãy thử viết ra 25 mục tiêu và cho dù đó là mục tiêu dài hạn hoặc thậm chí là các mục tiêu hàng tuần, hàng tháng và bắt đầu quá trình ưu tiên để khám phá top 5 thực sự quan trọng của bạn.
Bây giờ, thay vì bỏ qua hoàn toàn danh sách 20 điều còn lại, hãy dán lên chúng một cái tiêu đề “đây là những thứ khiến tôi mất thời gian và không tập chung”. Cuối cùng, dù 5 mục tiêu hàng đầu của bạn là gì, muốn học một ngôn ngữ mới hay kỹ năng mới hoặc một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, hãy nỗ lực hết sức để thực hiện những mục tiêu này. Giữ động lực để đạt được những mục tiêu này và không lan man vào những thứ khác. Hãy nhớ rằng, đầu tư tất cả thời gian, ưu tiên hiệu quả, tập trung hết sức và… dính lấy nó.
=> Xem thêm: Lời khuyên Warren Buffett dành cho giới trẻ: ‘Tôi không bao giờ trông chờ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán’
Đọc nhiều mở rộng tầm nhìn
Điều thứ ba là đọc sách. Việc học không bao giờ có điểm dừng, nếu bạn không muốn bị thời đại đào thải, bạn phải không ngừng tiến bộ hơn từng ngày.
Không chỉ học cách thành thạo với mọi việc, mà bạn còn cần phát triển bản thân về mọi mặt, điều này sẽ khiến tư duy của bạn mở rộng hơn, không bị những mặt phiến diện làm cản trở tầm nhìn.
Cái gọi là sống đến già, học đến già, chính là khuyên người ta trưởng thành từng chút một trong quá trình học hỏi.
Ngay cả những học giả, bậc thầy nổi tiếng trong xã hội cũng sẽ có những kiến thức chưa hiểu hết, điều này chứng tỏ không ai là hoàn hảo.
Buffett đã đọc sách liên tục trong suốt cuộc đời, được nhiều người xem là thành công, kẻ chiến thắng, nhưng ông chưa bao giờ để bản thân buông thả một phút giây nào.
=> Xem thêm: Lý do Warren Buffett không để lại cho con cái đồng nào trong gia tài 100 tỷ USD của mình
Xã hội hiện nay đang trong giai đoạn phát triển như vũ bão, nếu chúng ta không thôi thúc bản thân tiến bộ từng ngày, chúng ta sẽ bị xã hội đào thải bất cứ lúc nào.
Sự cạnh tranh khốc liệt mang đến áp lực, nhưng nó cũng là động lực cho tất cả mọi người. Bạn nghĩ xã hội tàn nhẫn, nhưng ai cũng phải từng bước đối diện với khó khăn đến với mình.
Nếu bạn đủ mạnh mẽ để vượt qua, nó sẽ giúp bạn nhận ra chính mình, từ đó tự mình bù đắp điểm yếu, tiếp tục phát huy điểm mạnh. Điều này sẽ giúp tương lai bạn được ổn định và sinh lời.