Nhiều người tự hỏi rằng, vì sao bản thân chăm chỉ làm việc và có mức thu nhập ổn định nhưng mãi vẫn không thể có dư đồng nào? Theo chuyên gia tài chính, mấu chốt ở đây là cách quản lý tài chính, nếu bản thân thường xuyên tiêu nhiều hơn mức mà ta kiếm được thì việc thiếu hụt tiền bạc trước khi nhận lương là điều dễ hiểu.
Mới đây, Vũ P.A. (hiện 27 tuổi) đã chia sẻ khó khăn của mình về việc quản lý chi tiêu, dù lương tháng khá ổn nhưng cô vẫn không thể để dư ra được đồng nào. Được biết, P.A. đi làm được hơn 5 năm, hiện đang làm cho một công ty về lĩnh vực truyền thông. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập của 9x bị giảm xuống chỉ còn khoảng 8 triệu/tháng.
Cô cho biết, hiện mình đang sống với gia đình ở Hà Nội, do đó không phải thuê nhà trọ. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt và giải trí, với mức thu nhập hàng tháng khoảng 8 triệu đồng, cô bạn chỉ vừa đủ chi mà không tiết kiệm thêm được khoản nào.
Bảng chi tiêu của cô gái trẻ
Tiền ăn: 2 triệu/tháng
PA hiện đang sống cùng gia đình tại Hà Nội. Vì sống tại nhà nên PA không mất tiền thuê trọ. Tuy nhiên, cô gái trẻ sẽ đóng góp một khoản tiền ăn hàng tháng cho mẹ là 2 triệu đồng. Mỗi ngày PA sẽ chỉ ăn 1 bữa tại nhà và 1 bữa trưa được chuẩn bị sẵn mang lên công ty.
Đồ ăn sáng: 400k/tháng
Để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm thời gian nên PA thường mua đồ ăn sáng trên đường đi làm. PA cho biết, số tiền này là tiền phát sinh bên ngoài tiền ăn đóng góp.
Cà phê sáng: 1.050.000 đồng/tháng
Giống như nhiều nhân viên văn phòng, PA cũng không thể bỏ thói quen uống cà phê sáng vì cần sự tỉnh táo và năng lượng làm việc cả ngày.
Mua đồ skincare: 900k/tháng
Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp được PA mua bao gồm sữa rửa mặt, kem chống nắng, nước tẩy trang, toner, bông tẩy trang. Đây đều là những sản phẩm cần thiết cơ bản trong các bước chăm sóc và làm sạch da mặt.
Ăn trưa: 400k
Thi thoảng lười nấu hoặc ngại mang cơm đi làm, PA sẽ gọi đồ ăn trưa. Trung bình khoảng 35.000 đồng/bữa.
Tiền xăng, điện thoại: 250k/tháng
Tiền đi chơi với bạn bè: 1,3 triệu/tháng
PA thường đi cafe, nghe nhạc, ăn uống với bạn bè. Mức chi tiêu cho lĩnh vực giải trí này dao động từ 200 - 400k/buổi.
Tiền phát sinh: 1,2 triệu/tháng
Những chi phí phát sinh này có thể là đi đám cưới, mua quà sinh nhật cho bạn, mua quần áo giày dép, đồ phụ kiện,...
Tổng chi của PA khoảng 7,5 triệu đồng/tháng, như vậy là vừa đủ so với thu nhập, số dư ra quá ít.
=> Xem thêm: Thánh tiết kiệm Nhật Bản: Ngày tiêu 42.000 đồng, sau 15 năm thành bà chủ 3 căn biệt thự
Nhiều khoản chi chưa hợp lý: Chuyên gia chỉ ra 5 lỗi sai
Đọc bảng chi tiêu, chuyên gia tư vấn tài chính Hoàng Phương Thảo cho rằng mức chi tiêu của cô gái trẻ có nhiều khoản thực sự đáng báo động. Tất nhiên, cô bạn vẫn đang chi tiêu trong khoản lương mình kiếm được, nhưng số dư lại không nhiều.
Mức lương 8 triệu/tháng không phải quá thấp nhưng không phải quá cao. Với mức thu nhập này, người trẻ độc thân nếu biết chi tiêu khéo léo vẫn có thể dư dả để tiết kiệm hoặc dùng vào đầu tư để có khoản tiền dự trù nếu không may gặp phải các rủi ro trong tương lai.
Thứ nhất, thay vì đóng góp tiền ăn, chị Thảo khuyên PA nên đứng ra trả hẳn vài khoản cố định trong nhà có thể là điện, nước, gạo, tiền mạng. Khi gánh vác những khoản sinh hoạt trong gia đình dù nhỏ nhưng giúp PA ý thức về chi tiêu. Thay vì cứ một 1 khoản tiền mặc định hàng tháng cho mẹ mà không hiểu khoản tiền đó mẹ mình phải cân đối như thế nào.
Chỉ cần "cơm gạo tiền" phải lo bạn sẽ tự thấy nên tiết kiệm hơn trong việc sinh hoạt. Thời gian đầu mức đóng góp nên trong khoản chi phí dự trù là 2 triệu hoặc có thể thấp hơn.
Thứ hai, tiền cà phê sáng hết 1 triệu là quá nhiều. PA nên tự mua cà phê rang xay về pha có thể tiết kiệm được 1/2 số tiền. Hoặc tiết kiệm hơn nữa có thể mua cà phê hộp về, 50k/12 gói thì một tháng chi phí chỉ tốn khoảng 150k. Áp dụng đúng chi phí cho khoản này giảm đi đáng kể. PA có thể đặt mua rang xay về pha ở đây và cà phê hộp ở đây .
Thứ ba, mua đồ chăm sóc sắc đẹp là cần thiết và chuyên gia Phương Thảo cũng ủng hộ PA giữ thói quen này. Tuy nhiên, việc điều tiết và lựa chọn sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phù hợp với tài chính cũng là điều bạn trẻ này nên suy nghĩ. Việc chi mỗi tháng 900k là quá nhiều.
Thứ tư, tiền đi chơi với bạn nên giảm còn 100k - 200k/buổi. Có thể là một tuần đi uống cafe, 1 tuần đi ăn, 1 tháng hết 500k. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiền này có thể cắt giảm đi cũng được để đảm bảo an toàn.
Thứ năm, số tiền phát sinh này nên giảm xuống chỉ còn 500k/tháng và có thể thực hiện được nhờ việc điều tiết mối quan hệ bạn bè của PA.
=> Xem thêm: Người Đan Mạch giàu nhất EU nhờ biết tiết kiệm tiền
Chuyên gia tài chính cảnh báo và đưa lời khuyên
Chuyên gia tài chính khuyên cô bạn nên giảm chi tiêu hoặc giảm bớt số lượng buổi đi chơi với bạn bè. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, khoản tiền này có thể cắt giảm đi cũng được để đảm bảo an toàn.
Chưa hết, ta có thể nhận thấy P.A. chỉ mới đầu tư vào các hạng mục giải trí mà chưa thấy chi tiền chăm sóc sức khoẻ, đầu tư trí tuệ bản thân. Những khoản tiền thừa ra có thể gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, là cách để tạo ra dòng tiền thụ động.
Chuyên gia tài chính cho biết: "Thiếu đầu tư trí tuệ, chăm sóc cho sức khỏe là điều rất thiếu sót không chỉ của PA mà nhiều bạn trẻ mình nhận thấy vẫn đang mắc phải trong việc hoạch định quản lý chi tiêu. Điều này cần thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ của các bạn.
Ngoài ra, với số tiền thu nhập khoảng 8 triệu/tháng, các bạn trẻ nên học và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Đây đang là giai đoạn vàng cho các bạn kiếm tiền và tích lũy nên việc cân đối chi tiêu, tìm kiếm các cơ hội tăng thu nhập sẽ giúp đảm bảo tài chính trong tương lai".
=> Xem thêm: Từng phải nhịn đói để tiết kiệm tiền, Founder Kakao Talk vừa trở thành người giàu nhất Hàn Quốc