Tết Trung thu năm 2021 diễn ra vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ như thế nào là thắc mắc của nhiều người.
Tết Trung thu năm 2021 diễn ra vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ như thế nào là thắc mắc của nhiều người.
Tết Trung thu hay còn gọi với cái tên là Tết Trông Trăng hay Tết hoa đăng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm. Theo lịch Vạn niên, Tết trung thu năm 2021 rơi vào ngày 21/9 dương lịch.
Dù đã trải qua hơn 1000 năm, nhưng Tết Trung thu vẫn được người Việt gìn giữ cho đến ngày nay. Tuy chưa có sử sách ghi chép cụ thể về nguồn gốc của Tết Trung thu, nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày lễ này như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, người ta còn tìm thấy dấu tích được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Tết Trung thu đã trở thành ngày Tết của trẻ em. Vào ngày này, mỗi em nhỏ sẽ nhờ ba mẹ hoặc tự tạo cho mình 1 chiếc đèn lồng để đi rước đèn khắp phố xá, tung tăng cùng đám bạn. Bên cạnh đó là những món đồ quen thuộc yêu thích của các em nhỏ như mặt nạ, đèn kéo quân, tò he, súng nước hay những mô hình đồ chơi yêu thích,…
Cũng vào ngày này, nhiều gia đình chọn làm ngày tụ họp, sum vầy sau một thời gian bận rộn với công việc. Họ sẽ cùng nhau sum vầy bên mâm cúng gia tiên, cùng nhau trò chuyện, ăn bánh trung thu và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Ngoài các ý nghĩa trên, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Vào ngày Tết Trung thu hằng năm, các em nhỏ sẽ được thưởng thức những chiếc bánh trung thu mang đậm màu sắc truyền thống, và những hoạt động như: Nhận quà, xem múa lân, rước đèn lồng và phá cỗ,...
Rước đèn
Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ yêu thích. Vào những ngày này của hơn 20 năm trước đây, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay tạo ra những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm. Sau khi làm xong chiếc lồng đèn, đợi vào đêm trăng rằm, các bé sẽ cầm chiếc lồng đèn tung tăng khắp các con ngõ, ngân nga khúc hát mang đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.
Còn ở thời điểm hiện tại, thay vì kì công làm 1 chiếc lồng đèn, đa phần mọi người sẽ đi mua cho các bé 1 chiếc lồng đèn đẹp, với giá phải chăng.
Múa lân
Múa lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được các em nhỏ mong đợi nhất trong dịp này. Hòa vào tiếng trống nhộn nhịp và những sắc màu đầy nổi bật của những chú lân chắc chắn sẽ đem đến cho các bé những trải nghiệm khó quên nhất.
Phá cỗ
Trong ngày Tết Trung thu, mâm ngũ quả được xem là thứ không thể thiếu của mỗi gia đình. Ở mỗi vùng miền sẽ có một mâm ngũ quả với cách bày trí khác nhau mang đậm màu sắc vùng miền.
Tặng quà
Vào những ngày này, các em nhỏ rất hào hứng khi được nhận những món quà đầy ý nghĩa từ người thân.
Tết Trung thu ở Trung Quốc người ta sẽ tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu đẹp đẽ, bắt mắt và cùng quây quần bên những người thân của mình, tận hưởng không khí ấm cúng.
Tại Nhật Bản, Tết Trung thu được xem là lễ hội vô cùng quan trọng và được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch. Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhau quây quần mở tiệc trà, ngắm trăng, thưởng thức bánh Dango.
Được biết, lễ hội này được bắt nguồn từ Trung Quốc và được người dân Nhật Bản gọi là ngày Zyuyoga. Đi kèm với lễ hội truyền thống này là phong tục Otsukimi quen thuộc được người Nhật gìn giữ trong suốt 1000 năm qua.
Ngoài ra, Tết Trung thu được tổ chức trùng với thời điểm người dân đã gặt hái xong mùa vụ nên đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng biết ơn và cảm tạ lòng thành kính đến đất trời, thiên nhiên.
Tết Trung thu của Hàn Quốc còn được gọi với cái tên khác là “Tết Chuseok” và được tổ chức vào ngày 15/08 (Âm Lịch) hàng năm. Vào dịp này, mọi gia đình sẽ cùng đoàn tụ và làm loại bánh cổ truyền có tên gọi là songpyeon, rượu dongdongju hay rượu sindoju.
Ngoài ra, đối với người Hàn Quốc, ngày Tết Trung thu còn là mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Vì đây không chỉ là ngày gia đình đoàn tụ, hội họp mà còn là ngày để họ bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và cầu mong sự sung túc, ấm no, mùa màng bội thu.
Vào ngày Tết Trung thu, có rất nhiều phong tục ý nghĩa được người dân Triều Tiên thực hiện như: thăm mộ tổ tiên, làm món ăn truyền thống, tham gia lễ hội cùng những trò chơi vô cùng đặc sắc.
Theo đó, đây được xem là một trong ba lễ hội chính và được người dân Triều Tiên cực kì yêu thích, bởi đây là dịp để mọi người gắn bó với nhau hơn, cùng nhau ước nguyện những điều hạnh phúc và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, thần linh.
Được biết, Tết Trung thu được người dân gọi với cái tên là "Thu tịch tiết" (lễ hội đêm thu).
Ở Thái Lan, những phong tục phổ biến được người dân nơi đây tiến hành đó là lễ cúng trăng và khấn cầu trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Bát Tiên.
Bên cạnh đó, họ còn làm và thưởng thức các loại bánh truyền thống như bánh quả đào, bánh nhân sầu riêng,..
Được biết, Tết Trung thu còn được người Thái Lan gọi với cái tên khác đó là Lễ Cầu Trăng và được diễn ra vào ngày 15/08 (theo lịch âm của Trung Quốc).
Lễ Cầu trăng là dịp vô cùng quan trong được người Thái Lan cực kì yêu thích và đây là khoảng thời gian mà những người thân trong gia đình sẽ giành thời gian cho nhau, cùng nhau mong cầu những điều hạnh phúc.