Sri Lanka đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948.
Sri Lanka đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948.
Hôm nay (ngày 24/5), Sri Lanka chính thức tăng giá nhiên liệu nhằm phục hồi tài chính công cũng như chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ngày một trầm trọng. Tuy nhiên, động thái này chắc chắn sẽ gây ra tình trạng lạm phát phi mã, ít nhất trong ngắn hạn.
Cụ thể, Bộ trưởng Năng lượng của Sri Lanka - ông Kanchana Wijesekera cho biết, giá xăng sẽ tăng từ 20 - 24% và giá dầu diesel sẽ lập tức tăng 35 - 38%.
Ông cho biết thêm: “Chính phủ sẽ tiến hành những cuộc đàm phán với các bên liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm tăng chi phí di chuyển, vận chuyển sao cho phù hợp mức tăng mới nhất của mặt hàng xăng dầu”.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu được Chính phủ công bố ngày hôm qua, lạm phát hàng năm ở quốc đảo này đã tăng lên mức kỷ lục 33,8% vào tháng 4, tăng hơn 12% so với mức 21,5% của tháng 3.
Sri Lanka đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948 vì tình trạng thiếu ngoại hối nghiêm trọng khiến việc nhập khẩu bị đình trệ và khiến đất nước này thiếu nhiên liệu và thuốc men, đồng thời phải vật lộn với việc cắt điện hàng loạt.
Cuộc khủng hoảng của quốc gia này là sự hợp thành của nhiều nguyên do, bao gồm sự tàn phá của dịch bệnh Covid-19 lên ngành du lịch - lĩnh vực chủ chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giá dầu tăng, chính sách cắt giảm thuế theo chủ nghĩa dân túy của Tổng thống Rajapaksa và Mahinda
Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng cho biết thêm, người dân sẽ được khuyến khích làm việc tại nhà “để giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu” và chính quyền có thể kiểm soát tốt hơn cuộc khủng hoảng năng lượng.
Dhananath Fernando, nhà phân tích của Viện Advocata có trụ sở tại Colombo, cho biết, giá xăng đã tăng 259% kể từ tháng 10 năm ngoái và dầu diesel tăng 231%. Ông nói, giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác cũng ghi nhận đà tăng phi mã.