Trong nhiều năm qua, các sản phẩm của Công ty FrieslandCampina Việt Nam thường xuyên bị khách hàng “tố” rằng có chất lượng rất kém dù vẫn còn hạn sử dụng và được bảo quản theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tai tiếng của Công ty này còn đến từ những lần mang sữa “cận date”, sữa có dòi bọ bò lúc nhúc bên trong đi phát miễn phí, làm từ thiện tại nhiều địa phương. Đã có tới hàng chục em học sinh ở Nam Định và Bà Rịa – Vũng Tàu phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc sau khi uống sữa miễn phí.
Ngày 9/9/2021, chị Nguyễn Phương Thảo (ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội) đến một cửa hàng đại lý ở gần nhà để mua 1 lốc gồm 4 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady loại 180ml do Công ty FrieslandCampina Việt Nam sản xuất về cho con gái mình sử dụng. Trong hai ngày 9/9 và 10/9, con gái chị Thảo đã uống hết 3 hộp trong lốc sữa nói trên.
Đến tối ngày 11/9/2021, cháu bé tiếp tục lấy hộp sữa Dutch Lady cuối cùng ra để uống. Ngay khi vừa nuốt một ngụm sữa nhỏ, cháu bất ngờ khóc lớn và nói rằng sữa đã bị hỏng, không uống được. Thấy vậy, chị Thảo đã tiến hành kiểm tra rất kỹ hộp sữa và nhận thấy hộp sữa này có hạn sử dụng đến ngày 9/10/2021, bao bì hộp sữa vẫn được dán kín và hoàn toàn không có dấu hiệu bị hở, dù chỉ là một vết nhỏ.
Tiến hành cắt phần miệng hộp sữa Dutch Lady ra để kiểm tra bên trong, chị Thảo hốt hoảng phát hiện toàn bộ sữa trong hộp đã bị nổi váng bám đầy trên thành hộp, sữa dưới đáy hộp bị vón cục gần hết, bốc mùi hôi nồng nặc. Hộp sữa này nằm trong 1 lốc 4 hộp mà chị Thảo đã mua trước đó.
Cũng theo chị Thảo, con gái chị đã không may nuốt nhầm một ngụm nhỏ từ hộp sữa tươi Dutch Lady bị hỏng này. Vài giờ sau đó, cháu bé 5 tuổi có biểu bị đau bụng, tiêu chảy. Gia đình phải cho cháu uống thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá thì hiện tượng đau bụng mới chấm dứt.
Sau khi phản ánh sự việc tới nhà sản xuất, phải rất nhiều ngày sau đó, chị Thảo mới nhận được phản hồi. Cụ thể, trong hai ngày 23 và 27/9/2021, chị Thảo nhận được hai thư phúc đáp từ FrieslandCampina Việt Nam với nội dung khẳng định: nguyên nhân khiến gây ra hiện tượng “vón cục, vị chua và có mùi hôi” ở hộp sữa Dutch Lady như như chị Thảo đã phản ánh là do việc bảo quản, vận chuyển trên thị trường chưa thật tốt nên đã gây ra các vết thủng nhỏ trên bao bì; và do vỏ hộp bị côn trùng cắn.
Chị Thảo bức xúc: “ Câu trả lời về nguyên nhân khiến hộp sữa bị hỏng của nhà sản xuất đối với khách hàng như vậy là chưa thoả đáng. Việc uống phải hộp sữa hỏng đã khiến sức khoẻ con gái tôi bị ảnh hưởng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, gia đình tôi không hề nhận được một lời xin lỗi nào từ phía nhãn hàng. Trong thư phúc đáp gửi cho tôi, nhà sản xuất ban đầu thì đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan, sau đó lại đổ lỗi do côn trùng cắn hộp khiến sữa bị hỏng, phải chăng họ đang cố tình phủi bỏ trách nhiệm của mình trong sự việc này?”.
Tai tiếng "chồng" tai tiếng
Được biết, sữa Dutch Lady và các sản phẩm của Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ lâu, được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, tin tưởng lựa chọn cho con em mình sử dụng. Thế nhưng, đây vốn không phải lần đầu tiên nhãn sữa nổi tiếng này vướng phải những “lùm xùm” liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Trong năm 2009, sản phẩm sữa tiệt trùng Dutch Lady Vivinal GOS 110 ml và 180 ml bị khách hàng “tố” gây dị ứng cho trẻ, khiến nhiều trẻ em phải nhập viện cấp cứu. Sau khi nhân được phản ánh của người tiêu dùng, ngày 7/10/2009 Cục ATVSTP đã có công văn số 1828/ATTP/ĐKCN gửi Công ty FrieslandCampina Việt Nam về việc “tạm dừng sản xuất, dừng đưa ra lưu thông và thu hồi các sản phẩm sữa tiệt trùng có chứa Vivinal Gos” nhằm để ngăn chặn kịp thời nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Đáng chú ý, dù rất thường xuyên thực hiện những hoạt động phát sữa miễn phí cho học sinh các trường tiểu học tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên, những hoạt động “làm từ thiện” này cũng đã không ít lần mang lại “trái đắng” cho FrieslandCampina Việt Nam khi các sản phẩm sữa miễn phí liên tục dính “phốt”. Trong đó, đã có tới hai lần xảy ra việc hàng chục học sinh tiểu học ở các địa phương có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm sau khi sử dụng các sản phẩm sữa miễn phí. Thậm chí, các sản phẩm sữa “cận date” mà Công ty này dùng để cứu trợ đồng bào lũ lụt cũng bị phát hiện có dòi bọ bò lúc nhúc và bốc mùi hôi thối.
Ngày 10/11/2011, theo yêu cầu của Chi cục ATTP tỉnh Quảng Bình, các cơ quan chức năng ở huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình) đã thực hiện việc đình chỉ sử dụng 100 thùng sữa Dutch Lady do Công ty FrieslandCampina cứu trợ lũ lụt cho học sinh mầm non và tiểu học xã Lộc Thuỷ trong đợt lũ lụt vì phát hiện một số gói sữa trong các thùng sữa này đã bị vỡ, ẩm mốc và đặc biệt là có dòi bọ ở bên trong sữa.
Sự việc được phát hiện khi các cô giáo tiến hành khui sữa để phát cho các cháu học sinh. Nhiều giáo viên của trường mầm non Lộc Thuỷ cho biết, trong số 50 thùng sữa mà Công ty FrieslandCampina cứu trợ cho trường mầm non này thì có 2 thùng bị ẩm mốc, bao bì biến màu, đặc biệt là có rất nhiều dòi bọ bò lúc nhúc bên trong sữa và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Ngay sau đó, trường mầm non Lộc Thuỷ đã báo cáo sự việc lên UBND xã Lộc Thủy. Tiếp nhận thông tin, lãnh đạo xã đã yêu cầu thu hồi và niêm phong số sữa nói trên, đồng thời cho kiểm tra 50 thùng còn lại đã được phát ở trường tiểu học Lộc Thuỷ. Tại đây cũng phát hiện thêm 1 thùng sữa cứu trợ có hiện tượng tương tự. Được biết, tổng số sữa Dutch Lady mà Công ty Friesland Campina cứu trợ cho hai trường học tại địa phương này là 100 thùng sữa tiệt trùng không đường, mỗi thùng 50 gói, mỗi gói có thể tích 200ml. Những sản phẩm này có hạn sử dụng đến ngày 02/12/2011 (tính đến thời điểm phát hiện sự việc thì chỉ còn khoảng hơn 20 ngày nữa là hết hạn sử dụng).
Tiếp đó, vào tháng 4/2014, một nhóm tiếp thị sữa Dutch Lady của Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã đến trường tiểu học xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) để tặng sữa cho gần hơn 600 học sinh của trường. Sau khi uống sữa, có 12 em học sinh bị nôn mửa dữ dội và có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Theo các giáo viên của trường Mỹ Tân, những sản phẩm sữa Dutch Lady mà các em học sinh này được phát miễn phí vốn chỉ còn một tháng nữa là hết hạn sử dụng.
Ngày 14/12/2015, có tới 24 học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) phải nhập viện trong tình trạng chóng mặt, đau đầu, đau bụng, nôn mửa… sau khi ăn sữa chua Dutch Lady được phát miễn phí tại trường. Được biết, sáng cùng ngày, hãng xà bông Life Bouy kết hợp với nhãn sữa Dutch Lady (Công ty FrieslandCampina Việt Nam) mở chiến dịch rửa tay và phát sữa chua miễn phí cho các em học sinh trong trường. Có hơn 400 em đã dùng sữa chua Dutch Lady, sau đó có một số em bị đau bụng, nôn mửa nên nhà trường đã tổ chức đưa các em đi cấp cứu. Các sản phẩm sữa chua này sau đó cũng đã được thu về và mang đi kiểm nghiệm.
Thói quen “đổ lỗi” khi gặp sự cố
Không chỉ liên tục ”dính phốt” khi làm từ thiện, Công ty FrieslandCampina Việt Nam từ lâu vốn cũng "không được lòng khách hàng" khi các sản phẩm của Công ty này sản xuất thường xuyên bị khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm đến nỗi “nhiều không đếm xuể”. Phần lớn các khách hàng đều gặp phải tình trạng các sản phẩm bị phồng to, thủng, hở bao bì khiến sữa bị hỏng và rò rỉ ra ngoài; sữa bên trong hộp bị vón cục, kết tủa, nổi váng, bốc mùi hôi khó chịu, có vị chua nồng, có dị vật lạ và có cả dòi bọ bò lổm ngổm bên trong.
Điển hình trong số đó là vụ việc sữa Fristi có “ruột hến” xảy ra vào năm 2015 gây xôn xao dư luận. Theo đó, tháng 6/2015, sản phẩm sữa chua uống Fristi của Công ty FrieslandCampina Việt Nam bị người tiêu dùng "tố" có dị vật lạ bên trong. Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Hoài Minh (ngụ tại tỉnh Đắk Lắk) thì hai lốc sữa Fristi có ngày sản xuất 14/6/2015 và hạn sử dụng đến ngày 14/1/2016 mà chị này đã mua về để sử dụng có chất lượng rất kém, thậm chí là “bẩn kinh hoàng”. Khi sử dụng sản phẩm, người thân của chị Minh không thể hút sữa từ trong hộp lên uống. Nhận thấy có điều bất thường, chị Minh tiến hành kiểm tra thì bàng hoàng phát hiện trong hộp sữa có dị vật lạ, hình dáng giống như ruột một con hến. Toàn bộ phần sữa nước bên trong có màu đen như nước cống.
Chiều ngày 3/1/2017, chị Giang (ngụ tại quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã phát hiện trong hộp sữa chua Vị ngon Vui nhộn - loại có hình Nữ hoàng băng giá Elsa của Công ty FrieslandCampina Việt Nam có dị vật màu đen và bốc mùi khó chịu. Theo đó, chị Giang có mua một lốc 4 hộp sữa chua Dutch Lady - loại có đường màu trắng (hạn sử dụng đến ngày 28/1/2017) tại cửa hàng tạp hóa của chị Trang. ở cùng địa phương. Khi mở hộp sữa chua ra để cho con ăn thì chị phát hiện thấy có dị vật bên trong. Qua kiểm tra ban đầu thì thấy dị vật này dạng màng, màu đen và có mùi hôi rất khó chịu.
Và cũng tương tự như trường hợp của chị Nguyễn Phương Thảo, lý do “muôn thủa” luôn được FrieslandCampina Việt Nam đưa ra để "biện minh" cho nguyên nhân gây ra tình trạng các sản phẩm của Công ty này có chất lượng kém đều đến từ khâu vận chuyển, bảo quản… Khách hàng bức xúc cho rằng, nhà sản xuất này luôn tìm cách "đổ lỗi" những yếu tố khách quan mà không hề đưa ra được một lời giải thích hợp lý và thoả đáng, cũng như chưa một lần từng thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của mình đồng thời có lời xin lỗi chân thành gửi tới khách hàng.
Những sản phẩm do Công ty FrieslandCampina Việt Nam sản xuất đều hướng tới đối tượng khách hàng sử dụng là trẻ em nhỏ - những người có sức khoẻ yếu ớt và dễ bị thương tổn. Cũng từ đây, dấu hỏi lớn về việc sản phẩm sữa Dutch Lady và những sản phẩm khác của nhà sản xuất này liệu có an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ hay không khi liên tục bị khách hàng phản ánh xấu về chất lượng; còn nhà sản xuất thì luôn "bỏ mặc" khách hàng khi xảy ra sự cố bằng cách “đổ lỗi vòng quanh”?
Thấy con gái uống một ngụm nhỏ từ hộp sữa Dutch Lady do Công ty FrieslandCampina Việt Nam sản xuất rồi khóc lớn và nói rằng sữa đã bị hỏng không uống được, chị Thảo vô cùng hốt hoảng. Sau khi cắt miệng hộp sữa ra để kiểm tra, chị Thảo tá hoả khi phát hiện toàn bộ phần sữa bên trong hộp đã bị vón cục, bốc mùi hôi nồng nặc dù vẫn còn hạn sử dụng và bao bì không có dấu hiệu bị hở. Theo nhà sản xuất, nguyên nhân khiến hộp sữa xuất hiện tình trạng như vậy là do bị… côn trùng cắn.
Ngày 4/11 theo giờ Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc cuộc họp thường kỳ kéo dài 2 ngày. Dự kiến cơ quan này sẽ có họp báo về các quyết định hoặc những gợi ý về chính sách tiền tệ thời gian tới.
Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/11 và có hiệu lực từ hôm nay 2/11.
Dự án Tòa tháp Vietinbank Tower được khởi công xây dựng từ năm 2010 với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Nhưng đến nay, dù ngân hàng này đã qua 4 đời Chủ tịch, dự án vẫn chỉ là những khối sắt khổng lồ và hoang phế.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ hôm nay (9/11) cho đến ngày 18/11, thời tiết Bắc Bộ đẹp ổn định với trưa chiều trời nắng, chỉ rét về đêm và sáng sớm, riêng vùng núi có nơi rét đậm…
Tự lập trang web và điều hành đường dây đánh bạc 14.000 tỷ đồng, tuy nhiên con đường học vấn của ông trùm Phạm Công Anh được tiết lộ khiến ai cũng bất ngờ...
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.