IMF tin rằng tiền số có thể tạo ra khoảng trống dữ liệu và “có thể mở ra những cánh cửa không mong muốn cho việc rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
IMF tin rằng tiền số có thể tạo ra khoảng trống dữ liệu và “có thể mở ra những cánh cửa không mong muốn cho việc rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
Dữ liệu của Coin360 vào lúc 10h31’ (giờ Việt Nam) cho thấy, giá Bitcoin giao dịch quanh ngưỡng 51,053.52 USD, tăng 2,5%. Giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 51,232.13 USD, thấp nhất ở mức 49,644.06 USD.
Theo thống kê, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là 20,4 tỷ USD, vốn hóa của thị trường Bitcoin ghi nhận ở mức 964 triệu USD.
Trên sàn Vicuta, giá tiền số này được điều chỉnh mua và mức 1,225 tỷ đồng và bán ra mức 1,171 tỷ đồng.
Thị trường tiền điện tử ngập sắc xanh. Ethereum tăng 1,38%, giao dịch ở mức 4,087.19 USD. Cardano tăng 2,30%, giao dịch ở mức 1.46 USD. XRP tăng 1,26%, giao dịch ở mức 0.923719 USD. Dogecoin tăng 1,24%, giao dịch ở mức 0.180515 USD. Polkadot tăng 10,58%, giao dịch ở mức 31.56 USD. ADA tăng 3,1%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 1.46 USD.
Bitcoin hiện tại vẫn giảm gần 10% so với cuối tháng 11/2021 và nếu so với đỉnh cao nhất gần 70.000 USD trong nửa đầu tháng 11 thì đã bốc hơi khoảng 20%. Thị trường tiền điện tử từ đầu năm đến nay đã giao dịch khá sôi động và khiến nhiều tổ chức tài chính lo ngại vì hàng loạt rủi ro có thể phát sinh.
Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được CNBC trích dẫn, tổng quy mô của thị trường tiền số toàn cầu đã vượt qua ngưỡng 2.000 tỷ USD vào tháng 9/2021, tăng gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020.
Có nhiều nhà đầu tư cá nhân và định chế tài chính tham gia giao dịch tiền số trong khi “còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về vận hành, quản trị và rủi ro”. Bởi vậy, IMF cho rằng người tiêu dùng đối mặt với rủi ro không nhỏ và nhấn mạnh việc còn chưa có “minh bạch thông tin và giám sát đầy đủ” trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, IMF tin rằng tiền số có thể tạo ra khoảng trống dữ liệu và “có thể mở ra những cánh cửa không mong muốn cho việc rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
Theo IMF, các cơ quan giám sát của mỗi quốc gia cần hành động để đưa ra những quy chế giám sát chung toàn cầu, nhằm tăng cường giám sát xuyên biên giới. Ngoài ra, tiền số là một lĩnh vực rất mới, nên các quốc gia cũng cần hành động cùng nhau để thúc đẩy tiêu chuẩn hoá dữ liệu.
Không chỉ IMF, các định chế tài chính khác cũng đã kêu gọi hành động nhiều hơn để đưa tiền số thành một kênh đầu tư an toàn hơn.
Trước đó, Cơ quan giám sát tài chính Anh (FCA) đã cảnh báo về những rủi ro trong hoạt động đầu tư tiền số. Dữ liệu do FCA đưa ra hồi tháng 6 cho thấy có khoảng 2,3 triệu người ở Anh nắm giữ tiền ảo. 14% trong số này sử dụng thẻ tín dụng để mua tiền ảo và 12% nghĩ họ sẽ được FCA bảo vệ nếu bị lừa. Tuy nhiên, FCA cho biết hiện chưa có quy chế để bảo vệ nhà đầu tư.
Hay trong tuần này, Andrey Mikhaylishin, người đứng đầu của startup thanh toán tiền kỹ thuật số Joys cho biết trên Forbes rằng Ngân hàng trung ương Nga đang xem xét vài khả năng để cấm tiền điện tử. Một trong những hạn chế bao gồm khóa thẻ ghi nợ đến các sàn giao dịch hay ví bằng mã danh mục hàng hóa (MCC).
Tương tự, thông tin từ Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Thái Lan dự kiến vào tháng 1/2022 sẽ đưa ra một tài liệu tham vấn nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của người dân và các cơ quan hữu quan về ba “giới hạn đỏ” đối với các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tài chính xanh và các lĩnh vực liên quan.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Sethaput Suthiwartnarueput cung cấp thông tin đó trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 13/12. Sethaput nói rằng có không gian cho các tài sản số với tư cách một kênh đầu tư, nhưng mức độ biến động lớn của tiền số đặt ra rủi ro cho hệ thống tài chính...
Mới đây nhất, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã xác nhận hoàn thành dự luật tiền kỹ thuật số và sẽ sớm trình lên Quốc hội để áp dụng trên toàn quốc.
Đây được xem là một nhằm nỗ lực chống lại sự mất giá của đồng TRY, Tổng thống Erdoğan chia sẻ kế hoạch áp dụng mô hình kinh tế mới trong cuộc họp báo tại Istanbul.
Quốc gia này hiện đã và đang đẩy nhanh công việc về các quy định đối với thị trường tài sản kỹ thuật số, đặc biệt là sau khi hai sàn giao dịch tiền điện tử sụp đổ vào tháng 4, giáng một đòn mạnh vào hàng trăm nghìn nhà đầu tư tiền điện tử nước này, làm tăng thêm những lo lắng về rủi ro và tính dễ bị tổn thương của thị trường tiền tệ kỹ thuật số.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tuyên bố rằng việc phát hành, cung cấp và sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là bất hợp pháp như một phương tiện thanh toán và có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng.