Ngay cả một cuộc suy thoái toàn cầu cũng chưa thể “đánh bại” được lạm phát

Thứ năm, 17/11/2022 | 17:20 Theo dõi CFĐT trên
Ngay cả một cuộc suy thoái toàn cầu cũng chưa thể “đánh bại” được lạm phát (Ảnh minh họa)
Ngay cả một cuộc suy thoái toàn cầu cũng chưa thể “đánh bại” được lạm phát (Ảnh minh họa)

Trước một loạt những tin tức tích cực trong vài ngày gần đây, tâm lý của các nhà đầu tư đã được cải thiện một cách đáng kể. 

Kể từ đầu tháng 10 vừa qua, chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm, đồng thời nhiều người đã tuyên bố rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng chuẩn bị sớm kết thúc. Tương tự đối với thị trường Trung Quốc, chứng khoán khu vực này cũng tăng vọt khi có thông tin truyền tai rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ từ bỏ chính sách zero-Covid. 

Bên cạnh đó, ngày 10/11, sau khi có tin lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ thấp hơn dự kiến của các nhà kinh tế, chỉ số Nasdaq nhảy vọt 7%, ghi nhận một trong những phiên tăng điểm mạnh nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu lại đối nghịch hoàn toàn so với các tín hiệu trên. Nền kinh tế đang chậm lại trong lúc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chiến đấu với lạm phát.

Dù Mỹ báo cáo dữ liệu tháng 10 tốt hơn dự kiến, hiếm có bằng chứng nào cho thấy lạm phát đã bị đánh bại. Ngược lại, lạm phát lại đang lan rộng hơn tại nhiều nơi trên thế giới.

Phần lớn năm 2022, thế giới đều lo ngại về một cuộc suy thoái. Vào tháng 6, lượt tìm kiếm từ khóa “suy thoái” trên Google đã đạt mức cao kỷ lục. Nhưng trong một thời gian dài, suy thoái vẫn chưa đến.

GDP trung bình của các nước giàu tăng khoảng 1,3% từ cuối năm 2021 đến quý III năm nay. Trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của OECD, nhóm các nước chiếm khoảng 60% GDP thế giới, giảm gần 1 điểm %. Chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ, các nhà hàng, khách sạn, máy bay trên khắp thế giới đều đông nghẹt khách.

Nhưng hiện tại, thực tế đã bắt kịp với dự đoán. Nhà kinh tế Claudia Sahm gợi ý rằng suy thoái đến gần khi trung bình tỷ lệ thất nghiệp trong ba tháng qua tăng ít nhất 0,5 điểm % so với mức thấp nhất trong năm trước đó.

“Quy luật” của nhà kinh tế Sahm còn chỉ ra một sự thật quan trọng khác. Các nền kinh tế khác nhau di chuyển với tốc độ khác nhau.

Nhiều quốc gia như Úc và Tây Ban Nha vẫn đang tăng trưởng tốt nhưng nhiều nước khác lại phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. 

Điển hình như Vương quốc Anh, quốc gia này gần như chắc chắn đang ở trong suy thoái. Hay ở Đức, giá năng lượng cao ngất ngưởng buộc nhiều công ty công nghiệp phải đóng cửa và đây có thể là quốc gia gặp nhiều khó khăn nhất trong số các nước giàu.

Xem thêm: Vương quốc Anh trên bờ vực suy thoái sau khi nền kinh tế giảm 0,2% trong quý III

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Suy thoái sẽ nghiêm trọng đến mức nào phần lớn phụ thuộc vào quyết định tăng giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung ương.

Ông Philip Lane, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), cho hay: “Chúng tôi biết rằng lãi suất tăng sẽ làm giảm nhu cầu, chúng tôi sẽ không giả vờ rằng quá trình này không gây ra chút đau đớn nào”.

Cả lý thuyết và dữ liệu kinh tế trong bảy thập kỷ qua đều cho thấy rằng GDP giảm có liên quan đến tốc độ sụt giảm của lạm phát. Tuy nhiên, vì chính sách tiền tệ thường có độ trễ nên các Ngân hàng Trung ương có thể sẽ phải gây ra nhiều tổn thương cho tăng trưởng kinh tế hơn những gì họ dự kiến.

Ở một số quốc gia, giá năng lượng và lương thực thấp hơn đang kéo tỷ lệ lạm phát chung xuống nhưng nhìn chung, giá cả đang không đi theo hướng mà các Ngân hàng Trung ương mong muốn.

Tại hầu hết các nước, lạm phát lõi đang gia tăng. Trong cả ba chiều – độ rộng, lương và kỳ vọng - lạm phát của các nước giàu đã bám rễ sâu hơn vào nền kinh tế thay vì yếu đi.

Bắt đầu với độ rộng. Khi lạm phát bắt đầu gia tăng vào năm ngoái, tình trạng này chỉ giới hạn ở một số ít hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, áp lực giá cả của Mỹ đến từ ô tô đã qua sử dụng, ở Nhật Bản là lương thực và châu Âu là năng lượng.

Điều này khiến nhiều nhà quan sát lầm tưởng rằng một khi giá cả những mặt hàng này ngừng tăng, lạm phát tổng thể sẽ trở về bình thường.

Thế nhưng, lạm phát lại ngày càng lan rộng. 

Tờ Economist phân tích rổ hàng hóa dùng để đo lường lạm phát của 36 nước, chủ yếu gồm toàn nước giàu. Tháng 6/2021, tỷ lệ các mặt hàng trong một rổ điển hình có giá tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước là 60%. Con số này hiện nay là 67%.

Chiều thứ hai về tiền lương. Lương là chỉ báo cho hướng đi của lạm phát tương lai. Khi chi phí lao động tăng, doanh nghiệp sẽ chuyển chúng sang phía người tiêu dùng bằng cách tăng giá sản phẩm, dịch vụ.

Cụ thể, những người lạc quan cho rằng dữ liệu của Mỹ đã chỉ ra một số bằng chứng cho thấy tăng trưởng tiền lương đang chậm lại. Tăng trưởng lương ở Anh cũng có vẻ đã lên đến đỉnh.

Ở chiều ngược lại, một số quốc gia không được như vậy. 

JPMorgan đã đưa ra kết luận từ nghiên cứu mới của hai nhà kinh tế Pawel Adrjan và Reamonn Lydon là, tiền lương danh nghĩa trong các bài đăng tuyển dụng ở khu vực đồng Euro đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, và vẫn đang tiếp tục tăng.

Tại Đức, công đoàn lớn của các công nhân kỹ thuật và kim loại là IG Metall đang yêu cầu tăng lương tới 8%. Ở New Zealand, Đan Mạch và Thụy Điển, tăng trưởng lương vẫn chưa chậm lại.

Cuối cùng là sự kỳ vọng. Thông qua một mô hình riêng, hãng tư vấn Alternative Macro Signals đã phân tích hàng triệu bài báo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để xây dựng “chỉ số áp lực giá cả theo tin tức”.

Chỉ số này đã đưa ra các dự báo khá sát với số liệu lạm phát chính thức và hiện vẫn đang đưa ra con số khá cao. Dữ liệu tìm kiếm từ Google cũng đưa ra bằng chứng tương tự, cho thấy mối quan tâm của công chúng toàn cầu đến lạm phát đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Theo khảo sát của Fed chi nhánh Cleveland, công ty dữ liệu Morning Consult và giáo sư Raphael Schoenle của Đại học Brandeis, tại một quốc gia điển hình, công chúng dự đoán giá cả sẽ tăng 5% trong năm tới, giống như những tháng trước.

Những người mang quan điểm lạc quan hy vọng rằng giá cả sẽ gây bất ngờ và giảm tốc sớm hơn kỳ vọng. Nhưng có vẻ khả năng cao hơn là lạm phát sẽ tiếp tục cứng đầu dù nền kinh tế có chậm lại.

Xem thêm: IMF đưa ra dự báo u ám về kinh tế toàn cầu

Thục San (Theo The Economist)
Theo VnMedia.vn Copy
Thư ký HĐQT BWE đăng ký bán cổ phiếu doanh nghiệp

Thư ký HĐQT BWE đăng ký bán cổ phiếu doanh nghiệp

Người phụ trách quản trị kiêm Thư ký HĐQT CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, HOSE: BWE) đăng ký bán cổ phiếu doanh nghiệp với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu.
Vi phạm công bố thông tin và trong giao dịch, BNA nhận “án” phạt lớn

Vi phạm công bố thông tin và trong giao dịch, BNA nhận “án” phạt lớn

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (HNX: BNA).
Chủ tịch LDG tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch LDG tiếp tục bị bán giải chấp

Ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) báo cáo bị bán giải chấp hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Bài toán quy hoạch cho TP. Hồ Chí Minh với các yếu tố toàn cầu

Bài toán quy hoạch cho TP. Hồ Chí Minh với các yếu tố toàn cầu

Định hướng phát triển hệ sinh thái dịch vụ làm nền tảng cho sức cạnh tranh của TP.HCM hướng tới Thành phố toàn cầu. Các ngành dịch vụ chủ lực ở TP.HCM và vùng cần thích ứng với xu hướng phát triển của công nghệ, đáp ứng yêu cầu và trình độ phát triển của thị trường, khai thác hiệu quả cấu trúc định cư và cấu trúc kinh tế mới của vùng.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/11

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/11

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vẫn giữ vững trên 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vẫn giữ vững trên 67 triệu đồng/lượng

Cùng chiều với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay, 17/11 có sự giảm nhẹ so với bảng giá niêm yết cuối giờ chiều qua, vẫn "giữ vững" mốc trên 67 triệu đồng/lượng.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp