Nga cảnh báo giá dầu có thể lên đến 300 USD/thùng

Thứ tư, 23/03/2022 | 10:13 Theo dõi CFĐT trên

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo rằng giá dầu thậm chí có thể lên tới 300 USD/thùng nếu thế giới quay lưng với nguồn cung từ Nga.

Khác với thị trường Mỹ, tại thị trường châu Âu, dầu của Nga đang chiếm tới 25% thị phần. Vậy nếu lệnh cấm được ban hành, câu chuyện giá dầu sẽ đi về đâu?

Giá dầu liên tục tăng khi căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, châu Âu lại tính chuyện cấm dầu xuất khẩu của Nga. "Cơn bão" giá dầu đang hình thành ở phía trước.

Giá dầu liên tục tăng khi căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)
Giá dầu liên tục tăng khi căng thẳng Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)

Marketwatch trích phát biểu của Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo rằng giá dầu thậm chí có thể lên tới 300 USD/thùng nếu thế giới quay lưng với nguồn cung từ Nga.

Michael Lynch, Chủ tịch tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Năng lượng Mỹ cho rằng thậm chí Nga đã tìm được đối tác mới thay thế, lượng dầu hụt đi khó có thể được mua hết. Giá dầu chắc chắn sẽ còn tăng và mức giá 150 USD/thùng là dễ xảy ra trong vài tuần.

Chuyên trang Barrons trích dự báo của JPMorgan cho rằng dầu Brent biển Bắc có thể tăng lên 185 USD/thùng cũng là không bất ngờ.

Theo bài báo, một bên là nguồn cung bị cấm, một bên nhu cầu vẫn gia tăng khiến giá dầu Brent tiêu chuẩn châu Âu đã tăng gần 80% giá trị chỉ trong 52 tuần. Nếu kịch bản nguồn cung từ Nga bị cấm hoàn toàn, dầu Brent có thể kết thúc năm 2022 với giá 185 USD/thùng.

Các báo Mỹ đánh giá, ngành năng lượng đang đóng góp 1/5 vào tăng trưởng kinh tế Nga, trong đó 1/2 dầu thô của Nga xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa, để cắt nguồn dầu từ Nga, châu Âu phải có nguồn thay thế lớn khẩn cấp.

Bloomberg nhận định bất cứ kịch bản nào làm giảm nguồn cung từ nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Nga, sẽ tạo nên tác động rất lớn tới thị trường toàn cầu vốn đã bị thắt chặt. Các bản đồ nguồn cung cho thấy hầu hết các nước đông Âu phụ thuộc một nửa nguồn dầu nhập từ Nga. 6 nhà máy lọc dầu ở khắp châu lục này cũng vậy. Ngoài ra là các phụ phẩm khác như hỗn hợp hydrocarbon, dầu nguyên liệu…

Còn Nga, khi các đường ống sang châu Âu tạm dừng, các thùng dầu của nước này sẽ phải đi quãng đường xa hơn từ biển Baltic, biển Đen qua châu Âu để đến được châu Á.

Nhật báo phố Wall đánh giá, cấm vận từ EU không chỉ gây khó về nguồn cung cho châu Âu, mà còn cho thị trường toàn cầu. Các nhà phân tích cho biết, lệnh cấm có thể lấy đi 3 triệu thùng dầu một ngày khỏi thị trường toàn cầu. Thị trường này vốn đang "eo hẹp" chỉ có khoảng 100 triệu thùng một ngày để tiêu thụ.

Hai tuần trước, Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga dù thị phần chỉ chiếm 8%. Tuy nhiên, dù đã mở kho dầu dự trữ, giá dầu WTI của Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn xăng tiêu dùng được dự báo có thể vượt mốc giá trung bình 5 USD/gallons, một mức giá cao, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Theo VTV
Theo VnMedia.vn Copy
Lo châu Âu cấm vận, giá dầu đang đua cao trở lại

Lo châu Âu cấm vận, giá dầu đang đua cao trở lại

Giá dầu đang đua cao trở lại và dự kiến sẽ chứng kiến nhiều đợt tăng đột biến cũng như giảm đột ngột khi thế giới đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiềm năng.
Nhiều mặt hàng tăng giá do chịu tác động bởi cuộc xung đột Nga và Ukraine

Nhiều mặt hàng tăng giá do chịu tác động bởi cuộc xung đột Nga và Ukraine

Trong thời gian qua, giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gas, thép xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón có xu hướng tăng cao do giá thế giới biến động mạnh, điều này đã ảnh hưởng nhiều tới diễn biến thị trường trong nước.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng cao

Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng cao

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 02/2022 (từ ngày 16/02 đến ngày 28/02/2022) đạt 27,11 tỷ USD, tăng 26,6% (tương ứng tăng 5,7 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 02/2021.
MB Capital và JAMBF mong muốn thoái vốn tại MIC

MB Capital và JAMBF mong muốn thoái vốn tại MIC

Cụ thể, MB Capital và JAMBF đăng ký bán lần lượt hơn 4,2 triệu cổ phiếu và 4,5 triệu cổ phiếu MIG, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,96% và 3,15%.
Giá Bitcoin ngày 23/2: Tiếp tục chìm trong sắc xanh

Giá Bitcoin ngày 23/2: Tiếp tục chìm trong sắc xanh

Giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt mức 43,053.29 USD, thấp nhất ở mức 40,991.13 USD trong vòng 24 giờ qua.
Vinachem hoàn thành thoái vốn tại Hóa chất Đức Giang

Vinachem hoàn thành thoái vốn tại Hóa chất Đức Giang

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chính thức đưa tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) về 0%.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp