Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, một rào cản trong lĩnh vực kỹ thuật số đã xuất hiện giữa Nga và thế giới.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, một rào cản trong lĩnh vực kỹ thuật số đã xuất hiện giữa Nga và thế giới.
Cụ thể, TikTok và Netflix tạm ngừng dịch vụ của họ tại Nga. Tiếp đó, ứng dụng Twitter bị chặn một phần, Facebook đã bị cấm hoàn toàn tại nước này và thậm chí, Youtube cũng có thể gặp tình trạng tương tự trong thời gian tới.
Các “ông lớn” ngành công nghệ như Apple, Samsung, Microsoft, Oracle, Cisco và những công ty khác cũng tuyên bố tạm ngừng hoạt động kinh doanh, một số rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Nga. Ngay cả các trò chơi điện tử trực tuyến như Minecraft cũng không còn xuất hiện tại quốc gia này.
Một loạt hành động này đã khiến Nga trở thành một quốc gia “kín kẽ” hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số như Trung Quốc và Iran - những quốc gia kiểm soát chặt chẽ Internet và kiểm duyệt các trang web nước ngoài.
Giải thích rõ hơn, mạng lưới Internet của Trung Quốc và Internet của phương Tây gần như hoàn toàn tách biệt trong những năm vừa qua khi các dịch vụ mạng gần như không có sự liên quan. Tại Iran, nhiều nhà nhà chức trách đã sử dụng tình trạng "mất điện Internet” trong các cuộc biểu tình.
Brian Fishman, một thành viên cấp cao tại New America think tank và Cựu giám đốc chính sách chống khủng bố tại Facebook, cho biết: “Tầm nhìn về một mạng Internet mở và miễn phí chạy trên toàn thế giới không còn thực sự tồn tại nữa. Bây giờ mạng Internet là cục bộ.”
Cô lập Internet chỉ là một phần trong một loạt gói trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga kể từ khi nước này có những hành động xung đột với Ukraine vào ngày 24/2.
Tuy nhiên, việc cô lập Nga khỏi hệ thống mạng Internet cũng cho thấy những nỗ lực của chính quyền quốc gia này nhằm chế ngự thứ được coi là một mạng mở và tự do.
Nhiều năm qua, các nhà quan chức đã tăng cường chiến dịch kiểm duyệt và cố gắng tiến tới “mạng Internet tự chủ”.
Tanya Lokot, Phó Giáo sư tại Đại học Thành phố Dublin, chuyên về quyền kỹ thuật số ở Đông Âu cho biết, các nỗ lực kiểm duyệt Internet tại Nga đã phát triển trong thập kỷ qua.
Hơn nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật áp dụng các án phạt tù lên đến 15 năm nếu đăng tải tin tức sai lệch về quân đội Nga. Tiếp đó, Nga bắt đầu chiến dịch lắp đặt thiết bị kiểm duyệt mới để chặn hoặc làm chậm việc truy cập vào các trang web như Twitter.
Hiện tại, các công ty viễn thông của Nga mà điều hành mạng điện thoại di động không còn quyền truy cập vào thiết bị cũng như những dịch vụ mới từ các doanh nghiệp như Nokia, Ericsson và Cisco.
Ngoài ra, Chính phủ Ukraine cũng gây áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ Internet, buộc họ phải cắt quyền truy cập ở Nga.
Các quan chức từ Ukraine đã yêu cầu ICANN - Tập đoàn Internet cấp số và tên miền quốc tế có trụ sở tại California phải tạm dừng miền Internet “.ru” của Nga, tuy nhiên tổ chức này đã từ chối.