Tổng kết năm 2021, dù khó khăn nhưng vẫn đảm bảo được thu ngân sách khá đảm bảo, thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn, làm đủ ăn, sản xuất nông nghiệp có 1 năm thành công, được mùa được giá; xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng 22%; kinh tế vĩ mô ổn định; các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn.
Tại Diễn đàn kinh tế - tài chính trực tuyến "Phát triển bền vững, thích ứng tương lai", ông Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, ở Việt Nam, khi làn sóng dịch ập đến, chúng ta đang ở trạng thái Zero Vắc xin - thời kỳ đó chưa có liều vắc xin nào để tiêm cho người dân cũng như các lực lượng tuyến đầu. Vì vậy, buộc lòng phải thực hiện cách ly xã hội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng, đời sống nhân dân và công tác phòng, chống dịch.
“Trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn như thế nhưng chúng ta đã có những phản ứng rất nhanh nhạy. Như từ Zero vắc xin vào tháng 4 thì nay Việt Nam đã nằm trong nhóm 10 quốc gia có độ bao phủ vắc xin rộng nhất. Ngoài ra, hiện nay, mỗi ngày vẫn có hàng chục nghìn người nhiễm mới nhưng các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn tương đối bình thường”, ông Hoàng Văn Cường chia sẻ.
Tổng kết năm 2021, ông Hoàng Văn Cường chia sẻ, dù khó khăn nhưng vẫn đảm bảo được thu ngân sách, thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn, làm đủ ăn, sản xuất nông nghiệp có 1 năm thành công, được mùa được giá; xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng 22%; kinh tế vĩ mô ổn định; các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn. Qua đó củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam, nguồn đầu tư nước ngoài vẫn tăng. Đời sống kinh tế - xã hội, người dân ổn định.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế chia sẻ, trụ cột kinh tế của Việt Nam là nguồn cung cho thị trường thế giới khá là tốt, tuy vẫn còn yếu tố bất định. Việt Nam đã tận dụng được cơ hội đó để vượt qua được khó khăn đạt được thành tích xuất khẩu ấn tượng trong năm 2021.
Ở góc độ khác, trong nước, mặc dù gián đoạn nguồn cung nhưng tổng cầu trong nước năm 2021 lại giảm. Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn về giá dù bị gián đoạn bởi cung ứng hay tác động dịch bệnh. “Việc duy trì lạm phát dưới 2% trên nền tảng giá cả ổn định là một thành công của Việt Nam”, ông Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Đình Ánh, một trong những việc chúng ta đã thực hiện trong năm 2021 là giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, điều này cũng giúp giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là một thành tích nổi bật.
Cũng theo ông Vũ Đình Ánh, chính sách tài khóa, thu chi ngân sách, việc kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách trong bối cảnh phải bố trí nhiều khoản chi quy mô chưa từng có liên qan đến phòng, chống dịch trên cả nước trong thời gian dài. Nỗ lực đó góp phần rất lớn trong ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, do xuất khẩu có tốc độ tăng tốt đã tác động tích cực đến cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán.
Dự trữ ngoại hối năm 2021 lên tới mức kỷ lục là trên 100 tỷ USD. Đặc biệt, tỷ giá hối đoái, không những đồng Việt Nam không mất giá mà còn lên giá khoảng 1% so với USD.
Bên cạnh những thành tích như đã nói thì có 1 yếu tố ông Vũ Đình Ánh đặc biệt quan tâm là, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2021 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2020. Nếu khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI có tốc độ tăng vốn giảm so 2020 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn tăng và bù đắp được phần giảm của 2 khu vực kia. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có cam kết đầu tư với số vốn cam kết tăng hơn so với năm 2020.
“Như vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn giành được niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy, chúng ta sẽ sớm phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn trước khi dịch bệnh diễn ra”, ông Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại các cửa khẩu đường bộ biên giới phía Bắc khiến hàng hóa xuất nhập khẩu qua các tuyến này, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam không thể kịp thời thông quan đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân và doanh nghiệp.
200 tấn mít đông lạnh loại 1, tương đương 1000 tấn mít nguyên liệu đã được các nhà nhập khẩu, chủ lực là Công ty VINREC Australia, đăng ký tham gia chương trình xúc tiến do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức.
Sáng 18/01/2022, tại Km20+100, Quốc lộ 32-C thuộc địa bàn huyện Lâm Thao. Đội Quản lý Thị trường số 1 phối hợp với Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành dừng, kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 19H-014.38.
Sáng nay (21/1), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 200 nghìn đồng/lượng. Cùng với đó, giá kim loại quý trên thế giới cũng đi xuống.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.