Lý do nào khiến Texas ‘thất thủ’ dù là siêu cường về điện lực?

Thứ ba, 23/02/2021 | 07:54 Theo dõi CFĐT trên

Là bang có sản lượng điện lớn nhất nước Mỹ, thế nhưng Texas lại ở trong tình trạng “thảm họa nghiêm trọng” do thiếu điện khi thời tiết lạnh kỷ lục ập đến, trong đó đỉnh điểm là 4,5 triệu người đã mất điện vào hôm 15/2/2021.

Lý do nào khiến Texas ‘thất thủ’ dù là siêu cường về điện lực
Lý do nào khiến Texas ‘thất thủ’ dù là siêu cường về điện lực

Thảm họa nghiêm trọng ở bang Texas

Hơn 4 triệu người dân ở bang Texas phải sống trong cảnh mất điện. Đỉnh điểm vào 22h ngày 15/2, theo tờ New York Times ước tính 4,5 triệu người ở bang Texas không có điện sinh hoạt, kéo theo đó là nguy cơ đe dọa sinh mạng người dân vì nhà cửa không được sưởi ấm.

Trận bão tuyết kỷ lục khiến nhu cầu sử dụng điện năng ở bang Texas tăng vọt. Khác với các tiểu bang còn lại, bang Texas vốn dựa vào điện năng để sưởi ấm các ngôi nhà.

Khi bão tuyết và giá rét kỷ lục ập đến, các cơ sở sản xuất điện khí, điện than, điện gió, và điện hạt nhân đồng loạt dừng hoạt động.

Trong tình cảnh nguồn cung đột ngột "đóng băng", còn nhu cầu sử dụng thì bùng nổ, giá điện ở bang Texas đã tăng tới 100 lần, theo CNN.

Khát vọng “đi một mình” khiến Texas khốn đốn giữa giá rét

Texas là tiểu bang sản xuất năng lượng hàng đầu nước Mỹ. Tiểu bang này chiếm 41% sản lượng dầu và 25% sản lượng khí đốt bán ra nội địa Mỹ. Tưởng như đây là nơi cuối cùng trên Trái đất cạn kiệt năng lượng, nhưng họ rơi vào tình cảnh đó tuần trước.

Trên khắp các vùng đồng bằng Tây Texas, những chiếc máy bơm giống như những chiếc búa nhấp nhô khổng lồ là một đặc điểm nổi bật của tiểu bang này. Texas đã phát triển nhờ ngành khai thác dầu khí trong 120 năm qua, kể từ khi phát hiện ra dầu trên đồi Spindletop gần Beaumont vào năm 1901.

Cuộc khủng hoảng hôm 15/2 ở bang Texas cũng xuất phát từ một đặc điểm nổi bật khác của bang. Sự độc lập, tách khỏi chính phủ liên bang và phần còn lại của đất nước. Sự thống trị của ngành năng lượng và mơ ước về một "Cộng hòa Texas" đã trở thành "tội đồ" dẫn đến “thảm họa” mất điện khiến hàng triệu người dân bang Texas phải chịu cái lạnh thấu xương trong cơn bão tuyết.

Năm 1999, bang Texas bắt tay vào cuộc thử nghiệm quy mô lớn nhất về "thả nổi" ngành điện, giao quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống phân phối điện của bang cho một nhóm gồm các nhà phát điện, công ty truyền tải và nhà bán lẻ điện tư nhân.

Trong năm 2019, bang Texas sản xuất 28% sản lượng điện gió trên toàn nước Mỹ. Sản lượng điện trung bình của bang Texas gần gấp đôi tiểu bang đứng thứ 2 là Florida.

Tuy nhiên, trận bão tuyết diễn ra và nhiệt độ lạnh kỷ lục đã khiến nhu cầu sử dụng điện năng tăng mạnh. Phần lớn các hộ gia đình ở bang Texas đều phải sử dụng điện năng để sưởi ấm mỗi khi thời tiết trở lạnh.

Bang Texas có nhiệt độ trên mức trung bình toàn quốc. Điều này có nghĩa là cơ sở hạ tầng năng lượng của bang Texas không được chuẩn bị cho nhiệt độ lạnh bất thường.

Hệ thống nhà máy điện than và điện khí cũng không thể hoạt động như bình thường được. Các cơ sở này cần nước để làm mát, thế nhưng nhiệt độ lạnh 0 độ C đã khiến nước bị đóng băng.

Điện hạt nhân cũng phải phụ thuộc vào nước làm mát. Ít nhất một nhà máy điện nguyên tử ở phía nam bang Texas đã phải dừng hoạt động. 11% sản lượng điện của bang Texas đến từ điện hạt nhân.

Một ví dụ về cách bang Texas "đi một mình" là việc từ chối áp đặt mức dự phòng trên mức nhu cầu dự kiến, không giống như tất cả hệ thống điện khác trên khắp Bắc Mỹ.

Điều này đồng nghĩa với việc bang Texas không thể bán điện cho các bang lân cận và cũng không thể mua điện từ các nơi khác trong khủng hoảng hiện nay.

Cuộc khủng hoảng thiếu điện làm cho hàng triệu người dân ở bang Texas nổi giận với nhà chức trách. Tuy nhiên, giới chức ngành điện của bang Texas cho biết, họ chưa thể chắc chắn thời gian khôi phục hoàn toàn mạng lưới điện.

Trong ngày 17/2/2021, một số hệ thống điện ở bang Texas đã được hồi phục tạm thời, nhưng chính quyền địa phương vẫn cảnh báo tình hình có thể sẽ xấu đi tùy vào thời tiết.

Ngọc Kiên
Theo VnMedia.vn Copy
Covid-19 khiến thế giới ngập trong ‘núi nợ’

Covid-19 khiến thế giới ngập trong ‘núi nợ’

Sau một năm chiến đấu với Covid-19, thế giới ngập trong "núi nợ”. Điều này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tài chính và đặt ra thách thức vô cùng lớn với các nền kinh tế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas

Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas

Mới đây, ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas, nơi bị mất điện và thiếu nước trên diện rộng giữa thời tiết giá rét khi nhiệt độ giảm xuống -2 độ C đến -22 độ C.
Thế giới có thể thiệt hại 9,2 nghìn tỉ USD nếu phân phối vaccine không đều

Thế giới có thể thiệt hại 9,2 nghìn tỉ USD nếu phân phối vaccine không đều

Việc mất cân bằng nguồn cung vaccine không chỉ là vấn đề của quốc gia nghèo mà còn ảnh hưởng tới cả túi tiền của nước giàu. Một “chiến lược vaccine” được xem như mũi nhọn của toàn bộ kế hoạch dài hạn để khôi phục nền kinh tế vốn còn nhiều cơ hội như hiện nay. Nếu tiếp tục mất cân bằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.
Người dân ở huyện Cẩm Giàng sẽ được phát phiếu ra đồng

Người dân ở huyện Cẩm Giàng sẽ được phát phiếu ra đồng

Nông dân ở huyện Cẩm Giàng được cấp phiếu ra đồng để phục vụ việc sản xuất vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo hàng nông sản xuất khẩu.
Giá Bitcoin tối 22/2 đột ngột lao dốc sau phát ngôn gây bão của Bill Gates

Giá Bitcoin tối 22/2 đột ngột lao dốc sau phát ngôn gây bão của Bill Gates

Giá Bitcoin tối ngày 22/2 đột ngột lao dốc, có lúc trượt khỏi mốc 50.000 USD dù đã lên gần mốc 60.000 USD trước đó chưa đầy một ngày. Cú giảm này xảy ra khi giới phân tích bắt đầu cho rằng “cơn sốt” tiền ảo có thể đã trở nên quá nóng.
Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 có thể đạt 8,8 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 có thể đạt 8,8 tỷ USD

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD, tương đương tăng gần 5%.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp