Kiểm soát thị trường xăng dầu trong nước: Cần sự phối hợp liên ngành!

Thứ năm, 24/03/2022 | 14:31 Theo dõi CFĐT trên

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, để kiểm soát, bình ổn thị trường xăng dầu trong nước cũng như ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh xăng dầu kém chất lượng rất cần sự phối hợp liên ngành.

Nhận định về thị trường xăng dầu trong nước trong Tọa đàm “Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu” do báo Công Thương tổ chức, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng cục đã nhanh chóng chỉ đạo lực lượng QLTT các tỉnh thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu do dự kiến khi giá xăng dầu tăng sẽ xảy ra các tình trạng gian lận thương mại.

Cũng theo chỉ đạo của Bộ trưởng, lực lượng QLTT xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp bán lẻ ngừng kinh doanh không có lý do; phối hợp với các đơn vị chức năng là Sở Công Thương có các biện pháp xử lý cứng rắn như rút giấy phép kinh doanh.

Theo đó, từ ngày 28/1 đến nay, lực lượng QLTT đã tập trung vào hoạt động kiểm tra, kiểm soát và đến ngày 23/3 đã tập trung toàn lực lượng kiểm tra, kiểm soát 16.800/17.000 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn cả nước.

“Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT tiến hành rút giấy phép hoạt động nhiều cửa hàng xăng dầu ở khu vực miền Tây Nam Bộ”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh thông tin và cho biết, qua công tác kiểm tra giám sát, hiện nay trong tổng số 16.800 cây xăng được kiểm tra thì có 241 cây xăng đang tạm dừng hoạt động với rất nhiều lý do.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bán giãn, bán không đủ thời gian, hay găm hàng... ông Trần Hữu Linh cho rằng, nguyên nhân chính là ý thức kinh doanh và đạo đức kinh doanh của các cơ sở, cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Do giá xăng dầu tăng là điều có thể dự đoán được khi xăng dầu là mặt hàng chiến lược và trong bối cảnh trước Tết, sau dịch thì trách nhiệm của người kinh doanh là phải đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều cơ sở, cửa hàng, đại lý có ý thức kinh doanh còn thấp kém thì lấy lý do đang dịch bệnh, nhân viên nghỉ không duy trì liên tục việc bán hàng, hoặc nghỉ trưa.

“Cá biệt có cửa hàng lấy lý do thiếu hàng nhưng khi lực lượng QLTT kiểm tra thì thấy vẫn còn… thì những lý do đó là không chính đáng… Đây là việc mà các đại lý tìm cách luồn lách qua mặt pháp luật cho nên theo quan điểm của tôi thì đây là mặt ý thức”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh phân tích.

Cũng theo Tổng cục trưởng, để kiểm soát, bình ổn thị trường xăng dầu trong nước cũng như ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh xăng dầu kém chất lượng rất cần sự phối hợp liên ngành. Ở biên giới, “mắt xích” là lực lượng Biên phòng, Hải quan… trong nội địa, là QLTT và các lực lượng liên ngành khác…

Liên quan đến về vấn đề xăng dầu giả, nhập lậu, xăng dầu kém chất lượng, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhận định, đây là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua chứ không phải đến bây giờ.

Trong 1,2 năm trở lại đây, các lực lượng chức năng như công an, biên phòng, cảnh sát biển, QLTT đã phát hiện ra rất nhiều đường dây nhập lậu xăng dầu, thậm chí pha chế xăng dầu ngay trong tại thị trường nội địa do lợi nhuận rất cao.

Gần đây nhất, lực lượng Công an đã khởi tố vụ 200 triệu lít xăng dầu giả tại Đồng Nai. Đối với QLTT, lực lượng vẫn luôn luôn xác định mặt hàng xăng dầu là mặt hàng trọng điểm trong công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm.

Những vi phạm về chất lượng xăng dầu là rất phổ biến, bởi, hiện nay việc pha chế xăng dầu ở thị trường nội địa dẫn đến xăng dầu chất lượng kém là có và tương đối nhiều. “Trước thực trạng này, cần có một hệ thống phối hợp kiểm tra, quản lý xuyên suốt, chặt chẽ. Việc ngăn chặn xăng dầu nhập lậu vào trong nội địa cần làm ngay từ biên giới. “Mắt xích” là lực lượng Biên phòng, Hải quan. Trong nội địa, lực lượng QLTT sẽ phối hợp cùng các lực lượng thanh tra chuyên ngành phát hiện cây xăng, cửa hàng xăng dầu bán hàng kém chất lượng để lấy mẫu, kiểm tra…”, Tổng Cục trưởng nhận định.

Cũng theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, thời gian tới, để kiểm soát, giữ ổn định thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, lực lượng QLTT cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo từ Chính phủ, từ Bộ Công Thương, đặc biệt là những công điện khẩn liên quan đến tình hình ổn định của giá xăng dầu, chống mọi hành vi gian lận thương mại liên quan đến xăng dầu. Song song đó, theo dõi, giám sát, tiến hành kiểm tra đột xuất các hành vi vi phạm, đặc biệt là qua đường dây nóng của lực lượng QLTT.

Ngoài ra, rà soát, đánh giá lại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hoạt động tạm ngưng trong thời gian qua, có các biện pháp xác minh làm rõ. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra đột xuất và áp dụng các hình thức xử phạt và xử phạt bổ sung mang tính răn đe cao.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Mỹ - Anh tiến tới thỏa thuận dỡ bỏ thuế quan đối với mặt hàng thép

Mỹ - Anh tiến tới thỏa thuận dỡ bỏ thuế quan đối với mặt hàng thép

Thỏa thuận được ký kết sau khi Bộ trưởng Thương mại quốc tế của Anh, Anne-Marie Trevelyan, gặp người đồng cấp của mình, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo vào tối qua (ngày 22/3) tại Baltimore, Maryland.
Giá dầu tăng khi kho dự trữ dầu của Mỹ giảm

Giá dầu tăng khi kho dự trữ dầu của Mỹ giảm

Giá dầu tăng do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, kéo theo đó là những lo ngại gia tăng về nguồn cung toàn cầu có thể bị siết chặt.
Nga cảnh báo giá dầu có thể lên đến 300 USD/thùng

Nga cảnh báo giá dầu có thể lên đến 300 USD/thùng

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo rằng giá dầu thậm chí có thể lên tới 300 USD/thùng nếu thế giới quay lưng với nguồn cung từ Nga.
DBC: Chốt quyền phát hành cổ phiếu thưởng

DBC: Chốt quyền phát hành cổ phiếu thưởng

Ngày 6/4 tới, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Thị trường chứng khoán Nga biến động mạnh sau 1 tháng đóng cửa 

Thị trường chứng khoán Nga biến động mạnh sau 1 tháng đóng cửa 

Trước đó, thị trường chứng khoán Nga quyết định đóng cửa từ ngày 25/2 do tài sản nước này lao dốc trên diện rộng, gây ra bởi các lệnh trừng phạt quốc tế.
Tài phiệt Nga đưa siêu du thuyền sang Thổ Nhĩ Kỳ 'lánh' lệnh trừng phạt

Tài phiệt Nga đưa siêu du thuyền sang Thổ Nhĩ Kỳ "lánh" lệnh trừng phạt

Chiếc siêu du thuyền thứ hai của tỷ phú Nga Roman Abramovich đã cập bến tại một khu resort ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn tin của Reuters cho biết, vị tỷ phú này cùng với những người Nga giàu có khác đang tìm cách đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị trừng phạt ở những nơi khác.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp