‘Hộ chiếu Vaccine’ - Tương lai ngành du lịch châu Á hậu Covid-19

Chủ nhật, 17/01/2021 | 21:02 Theo dõi CFĐT trên

Dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn ngành du lịch châu Á, buộc các quốc gia cũng như doanh nghiệp trong khu vực mà du lịch vốn là một động lực phát triển chính phải đi chệch khỏi những mô hình vốn có. Nhiều quốc gia đã và đang thực hiện “hộ chiếu vaccine” để duy trì hoạt động đi lại và giúp ngành du lịch hồi sinh.

ho-chieu-vaccine
‘Hộ chiếu Vaccine’ - tương lai ngành du lịch châu Á hậu Covid-19

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, hậu Covid-19, khi du lịch thế giới hoạt động trở lại, du khách có thể sẽ phải sử dụng một tấm hộ chiếu thứ hai cho thấy họ đã được tiêm phòng vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, kể cả khi có giấy tờ mới này, dòng du khách đi lại tự do như trước thời đại dịch có thể sẽ không bao giờ xảy ra trong năm 2021, khi mà hầu hết du khách vẫn phải đi lại hạn chế trong khuôn khổ các “bong bóng” du lịch hoặc việc đi lại kinh doanh được các nước thỏa thuận với nhau. 

Bên cạnh đó, với số lượng chuyến bay ít hơn, nhiều loại vaccine ngừa Covid-19 cũng như xét nghiệm hơn, vé máy bay có thể sẽ trở nên cao hơn rất nhiều. Abhineet Kaul, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực công tại Frost & Sullivan cho biết, ít nhất cũng phải tới năm 2024, ngành du lịch mới trở lại như thời điểm của năm 2018 và năm 2019. 

Cuộc khủng hoảng định hình lại ngành du lịch toàn cầu

ho-chieu-vaccine-2
Cuộc khủng hoảng định hình lại ngành du lịch toàn cầu

Ngành du lịch đã thay đổi chóng mặt kể từ tháng 1/2020, khi các quốc gia trên khắp thế giới bắt đầu cấm chuyến bay từ Trung Quốc do dịch bệnh đang lan mạnh tại đây. Khi các biện pháp hạn chế đi lại bắt đầu được áp dụng phổ biến để phòng dịch Covid-19, du lịch quốc tế gần như bị tê liệt. Tình hình không thay đổi nhiều gần 12 tháng sau đó khi nhiều nước giờ đây cấm các chuyến bay từ nước Anh và Nam Phi do biến thể mới của Covid-19

Tuy nhiên, các quốc gia bắt đầu nỗ lực nhằm thúc đẩy các kênh du lịch. Chính phủ Thái Lan mới đây đã nới lỏng lệnh hạn chế đối với người nhập cảnh từ 56 quốc gia, bao gồm Singapore, Nhật Bản và Mỹ. Hành  khách có chứng nhận y tế chứng minh không nhiễm Covid-19 được phép nhập cảnh vào quốc gia này, tuy nhiên, họ vẫn phải thực hiện cách ly trong vòng 14 ngày. 

Từ tháng 9/2020, Việt Nam đã cho phép thực hiện các chuyến bay thương mại tới 7 điểm đến tại châu Á, tuy nhiên các hãng hàng không nội địa vẫn bị cấm khai thác chuyến bay ra nước ngoài. 

Tại Singapore, du khách từ các quốc gia bao gồm Brunei, Việt Nam và New Zealand được phép nhập cảnh. Trong khi đó, hành lang đi lại an toàn hay còn gọi là “bong bóng” du lịch giữa Singapore và Hồng Kông đã sụp đổ sau khi Hồng Kông ghi nhận làn sóng Covid-19 mới. 

Theo UNWTO, du lịch quốc tế suy giảm hơn 70% trong năm 2020, trở về mức của 30 năm trước. Tổ chức này ước tính ngành du lịch thế giới thiệt hại 935 tỷ USD do sự suy giảm của du lịch quốc tế trong 10 tháng đầu năm 2020, gấp 10 lần thiệt hại trọng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. 

Khu vực châu Á Thái Bình Dương là nơi chứng kiến sự sụt giảm du khách quốc tế mạnh nhất với 82%. Theo UNWTO, du lịch quốc tế tại khu vực này chỉ có thể phục hồi sớm nhất vào năm 2023. Nơi từ lâu du lịch là một động lực lớn cho nền kinh tế thì giờ đây lại là đòn giáng mạnh tới khu vực này.

Năm 2018, doanh thu du lịch của Campuchia chiếm 17,8% GDP và hơn 11% GDP của Thái Lan. Tại hòn đảo du lịch nổi tiếng Bali của Indonesia, 70% cư dân tại đây đều sống phụ thuộc vào ngành du lịch. 

Ông Kaul của Frost & Sullivan cho biết, sau 8 năm tăng trưởng không ngừng, đại dịch Covid-19 là thảm họa đối với những doanh nghiệp trong ngành du lịch. Các hãng hàng không, khách sạn, du thuyền, các công ty lữ hành là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ngành du lịch đang ở trong trạng thái mà tăng trưởng được xem là điều hiển nhiên, nhưng đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn động lực và tư duy đó. 

“Hộ chiếu vaccine” kích cầu du lịch 

ho-chieu-vaccine-1
“Hộ chiếu vaccine” kích cầu du lịch

Dịch Covid-19 buộc các bên tham gia ngành du lịch phải thay đổi để thích nghi. Ông Kaul của Frost & Sullivan cho biết, sự thay đổi này đồng nghĩa với những chiến lược du lịch mới, sự kết hợp khác nhau giữa các sản phẩm và các thị trường và phát triển các sản phẩm như du lịch dài ngày, du lịch vaccine (du khách tới các nước khác nhằm mục đích được tiêm vaccine ngừa Covid-19) hay du lịch chăm sóc sức khỏe tinh thần. 

Khi các Chính phủ khuyến khích người dân đi du lịch trong nước nhiều hơn thay vì đi du lịch nước ngoài, giới doanh nghiệp cũng nhanh chóng bắt nhịp và tung ra một loạt chương trình ưu đãi để kích cầu du lịch nội địa. 

Không chỉ các thương hiệu và doanh nghiệp, thị hiếu của du khách cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch. Các chuyên gia nhận định du khách tại những quốc gia có thị trường du lịch nội địa lớn sẽ không mấy mặn mà với việc ra nước ngoài. 

Do Chính phủ Trung Quốc cấm du lịch nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 lây lan, nhiều du khách nước này bắt đầu quay sang du lịch trong nước. Tháng 8/2020, số lượng chuyến bay nội địa tại Trung Quốc phục hồi được đến 95,4% mức năm 2019.

Thậm chí, 13 hãng hàng không nước này khai thác nhiều chuyến bay hơn so với cùng kỳ năm trước. Trên Booking.com, du lịch tại các thị trường nội địa chiếm hơn 70% lượng đặt phòng trên toàn cầu vào quý 3/2020, tăng từ 45% của năm 2019. 

Xu hướng du lịch nội địa có thể sẽ còn kéo dài hậu Covid-19. Theo một khảo sát với 20.000 du khách tại 28 quốc gia của Booking.com, 17% người được hỏi cho biết có kế hoạch du lịch trong nước trong năm 2021, 12% có ý định làm vậy trong những năm sau. Với những người thích du lịch nước ngoài, chỉ hơn 30% cho biết sẽ "khám phá thế giới" và sẽ ưu tiên những điểm đến gần trong khu vực. 

Tuy nhiên, theo chuyên gia về du lịch Wong King Yin của Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, du lịch nội địa không thể bù đắp hoàn toàn cho những mất mát của du lịch quốc tế về lượng khách và mức chi tiêu. Để du lịch quốc tế trở lại, bà Wong King Yin cho biết, thế giới cần phải có một hệ thống quản lý y tế toàn cầu mới và phân phối rộng khắp các loại vaccine ngừa Covid-19 có hiệu quả phòng ngừa cao. 

Với những quốc gia châu Á đã bắt đầu phân phối vaccine ngừa Covid-19, điều còn lại họ cần là một "tấm hộ chiếu sức khỏe" được công nhận trên thế giới để cung cấp thông tin chi tiết về loại vaccine ngừa Covid-19 mà một du khách đã được tiêm. Đây có thể sẽ là đặc điểm tồn tại vĩnh viễn của du lịch trong tương lai, tương tự như ngày 11/9 khiến ngành hàng không phải thắt chặt an ninh mãi mãi, bà Wong King Yin nhận định.

Vào tháng 4/2020, trang thông tin thị thực SchengenVisaInfo.com cho biết một khi vaccine bắt đầu mang lại hiệu quả, du khách có thể phải xuất trình bằng chứng cho thấy họ đã được tiêm vaccine Covid-19 để được nhập cảnh vào Liên minh Châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên trong khu vực Schengen.

Thời điểm đó, một quan chức EU đã xác nhận thông tin của SchengenVisaInfo.com, cho biết bằng chứng tiêm chủng cũng sẽ được yêu cầu trong hồ sơ xin cấp thị thực và miễn thị thực của khối Schengen.

Gần đây nhất, Đan Mạch công bố kế hoạch yêu cầu người nhập cảnh cung cấp hồ sơ chứng minh họ đã được tiêm vaccine Covid-19. Đầu tháng 1/2021, Bộ Y tế và Người cao tuổi Đan Mạch thông báo rằng cơ quan này đang nghiên cứu "hộ chiếu vaccine" cho công dân nước này và sớm cấp cho tất cả những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Giấy tờ này sẽ giống như một giấy thông hành để họ đi tới những quốc gia bắt buộc tiêm chủng đối với người nhập cảnh. 

Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thậm chí gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và thúc giục EC ban hành giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 để tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa các nước trong khối.

Tháng 12/2020, Cộng hòa Cyprus cho biết sớm nhất vào tháng 3/2021, nước này sẽ chỉ cấp phép nhập cảnh đối với những người chứng minh rằng họ đã được tiêm vaccine Covid-19, bên cạnh những giấy tờ thông thường (gồm hộ chiếu, thị thực...). 

Các quốc gia khác, như Iceland và Hungary, đã áp dụng yêu cầu về "hộ chiếu miễn dịch" - bằng chứng cho thấy họ từng nhiễm Covid-19 nhưng giờ không còn nữa và có kháng thể trong người. 

Nhung Phạm
Theo VnMedia.vn Copy
Nhiều thói quen du lịch sẽ được giữ lại ngay cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc

Nhiều thói quen du lịch sẽ được giữ lại ngay cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc

Trạm đo thân nhiệt, miếng dán giữ khoảng cách và khẩu trang không phải là một phần của trải nghiệm du lịch trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Giờ đây chúng đã trở thành một phần trong thói quen của các du khách trên thế giới. Tuy nhiên, những điều này sẽ tồn tại trong bao lâu?
Việt Nam đón cơ hội phục hồi ngành du lịch trong năm 2021

Việt Nam đón cơ hội phục hồi ngành du lịch trong năm 2021

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2020 vừa qua, ngành du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 23 tỷ USD doanh thu, khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công và 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ngừng hoạt động.
Năm 2020 - Năm gục ngã của kinh tế toàn cầu

Năm 2020 - Năm gục ngã của kinh tế toàn cầu

Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong năm 2020 đã làm gục ngã nền kinh tế toàn cầu, châm ngòi cho cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930 đến nay. Sau những thiệt hại khổng lồ, dự báo chặng đường hồi phục được sẽ có nhiều gian nan.
Nối lại các chuyến bay từ Moskva - Hà Nội

Nối lại các chuyến bay từ Moskva - Hà Nội

Vào hôm 16/1, Trung tâm phòng chống dịch Covid-19 Nga cho biết, quốc gia này sẽ nối lại các chuyến bay với tần suất vài chuyến mỗi tuần đến Việt Nam, Ấn Độ, Phần Lan, Qatar từ ngày 27/1/2021 tới.
Nguyên nhân nào khiến giá vàng chênh lệch quá lớn?

Nguyên nhân nào khiến giá vàng chênh lệch quá lớn?

Việc điều chỉnh giá vàng trong nước chậm và không theo kịp với tốc độ giảm nhanh của giá vàng thế giới khiến giá vàng chênh lệch quá lớn giữa hai thị trường kéo rộng lên mức lớn nhất tính từ thời điểm đầu năm 2021 đến nay.
Người đàn ông lập kỷ lục thi trượt bằng lái xe 157 lần

Người đàn ông lập kỷ lục thi trượt bằng lái xe 157 lần

Tại Anh, một người đàn ông đã vượt qua được bài kiểm tra lý thuyết sau khi thi trượt bằng lái xe tới 157 lần. Để cầm trên tay tấm bằng lái xe, người này đã phải chi tổng cộng 90 triệu đồng.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp