Làn sóng Covid-19 mới ‘siêu lây nhiễm’ đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á

Chủ nhật, 27/12/2020 | 15:08 Theo dõi CFĐT trên

Một số nhà phân tích cho biết sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới nổi lên tại một số quốc gia trong khu vực đang phủ "bóng ma" lên triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á trong năm 2021.

Lan-song-Covid-19-moi
Làn sóng Covid-19 mới ‘siêu lây nhiễm’ đang phủ bóng lên triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á

Những ngày cuối cùng của năm 2020, Châu Á được các nhà đầu tư đánh giá có triển vọng phục hồi kinh tế vào năm 2021 tốt nhất trên thế giới nhờ vào việc kiểm soát khá tốt dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Công ty phân tích Pantheon Macroeconomics nhận định trong một báo cáo: "Đối với một vài trong số những nền kinh tế lớn nhất châu Á, khó khăn mà Covid-19 gây ra trong năm nay sẽ chưa giảm bớt khi kim đồng hồ điểm 12 giờ trong đêm giao thừa sắp tới".

Số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày tại nhiều nơi ở Châu Á thấp hơn so với ở Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, so với thời kỳ đầu của dịch Covid-19, hiện tại một số quốc gia Châu Á vẫn đang phải chống chọi với một làn sóng dịch bệnh tồi tệ hơn rất nhiều.

Ngay cả với những quốc gia và vùng lãnh thổ thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 cũng có thể không tránh khỏi một đợt dịch Covid-19 mới nguy hiểm hơn. Minh chứng cho điều này là khi Đài Loan công bố ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên được công bố cách đây ít ngày. Điều này đã cho thấy khó khăn trong việc xóa bỏ tận gốc chủng virus mới.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia là những nước có nền kinh tế lớn ở Châu Á và đang chứng kiến sự “tái xuất” mạnh mẽ của Covid-19. Trong đó, Nhật Bản có tổng cộng 207.007 ca nhiễm từ đầu dịch đến 23/12, 2.941 ca tử vong. Kể từ đầu tháng 11, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Nhật Bản tăng trở lại và vượt ngưỡng 3.000 ca mỗi ngày vào tuần trước.

Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế Nhật Bản, hệ thống y tế của nước này đang chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, đến nay Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide vẫn chưa công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mà dù một số chương trình xúc tiến du lịch trong nước đã được tạm dừng để ngăn sự lây lan của dịch.

Tổ chức phân tích kinh tế Pantheon Macroeconomics nhận định: Chính phủ Nhật "tương đối nhẹ tay" trong việc triển khai các quy định về giãn cách xã hội, dẫn tới hiệu quả kém trong chống dịch. Vì vậy, trong những tháng tới đây, Tokyo có thể phải đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn để chống dịch.

"Khả năng Nhật Bản phải áp tình trạng khẩn cấp lần thứ hai một cách hiệu quả hơn trên phạm vi toàn quốc vào năm tới là không thể loại trừ", nhóm phân tích của Pantheon đánh giá.

Tại Hàn Quốc từ đầu dịch tới ngày 23/12, nước này đã có tổng cộng 53.533 ca nhiễm Covid-19, 756 ca tử vong, theo số liệu từ viện Johns Hopkins. Trong tháng này, số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày của Hàn Quốc lên mức cao kỷ lục và không kém gì so với Nhật Bản. Kể từ khi dịch bùng phát ở đất nước này, đây là lần đầu tiên số ca nhiễm vượt ngưỡng 1.000 ca. Tuy nhiên, Hàn Quốc đang tỏ ra có những động thái cứng rắn hơn so với Nhật Bản trong việc chống đợt dịch mới này.

Chính phủ Hàn Quốc công bố lệnh cấm toàn quốc vào hôm thứ ba, theo đó, các cuộc tụ tập từ 5 người trở lên sẽ bị cấm. Đồng thời, các khu trượt tuyết và các cơ sở thể thao mùa đông được yêu cầu đóng cửa. Việc nước này siết chặt biện pháp phòng chống dịch bệnh như vậy sẽ làm cho thiệt hại kinh tế từ đợt dịch này thay vì kéo dài sang năm sau có thể được gói gọn chủ yếu trong quý 4 của năm nay, theo nhận định của Pantheon.

Đối với Malaysia, nước này có tổng cộng 98.737 ca nhiễm Covid-19, 444 ca tử vong kể từ đầu dịch đến ngày 23/12. Quốc gia Đông Nam Á này đã khống chế được số ca nhiễm Covid-19 ở ngưỡng thấp trước khi làn sóng Covid-19 mới nổi lên vào tháng 11. Tình trạng này buộc Chính phủ Malaysia phải thắt chặt phong tỏa tại một số khu vực trên toàn quốc.

Trong quý 4, triển vọng đối với nền kinh tế Malaysia trở nên “ảm đạm” hơn và đặc biệt là ở lĩnh vực tiêu dùng tư nhân, theo nhận định từ các chuyên gia của Công ty tư vấn Capital Economics.

"Một làn sóng virus mới và việc siết chặt biện pháp hạn chế đi lại sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phục hồi của hoạt động tiêu dùng cá nhân trong quý 3. Giãn cách xã hội vẫn đang là một rào cản đối với các hoạt động ở Malaysia", một báo cáo của Capital Economics nhận định.

Theo tổ chức này, một số khu vực khác của nền kinh tế Malaysia như xuất khẩu sẽ có khả năng tiếp tục tăng trưởng khả quan. Do đó, tác động của làn sóng Covid-19 mới này có thể sẽ hạn chế hơn so với làn sóng trước đây đối với kinh tế nước này.

T.Thu
Theo VnMedia.vn Copy
Biến thể mới của Covid-19 làm giá dầu tụt mạnh, chứng khoán toàn cầu lao dốc

Biến thể mới của Covid-19 làm giá dầu tụt mạnh, chứng khoán toàn cầu lao dốc

Giá dầu thô tụt mạnh, chứng khoán toàn cầu lao dốc sau thông tin biến thể mới của Covid-19 xuất hiện tại Anh. Thông tin này dường như giáng đòn nặng nề vào triển vọng hồi phục và tăng trưởng kinh tế nhờ vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu.
Vì sao phân khúc văn phòng hạng A thu hút nhà đầu tư ngoại?

Vì sao phân khúc văn phòng hạng A thu hút nhà đầu tư ngoại?

Với mức 6-7% tỷ suất vốn hóa, phân khúc văn phòng hạng A tại Hà Nội đang thu hút nhà đầu tư ngoại dù kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có tín hiệu lạc quan nhưng cần cẩn trọng

BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có tín hiệu lạc quan nhưng cần cẩn trọng

Mặc dù BĐS nghỉ dưỡng trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng việc phát triển vaccine và những kết quả đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã củng cố niềm tin cho Việt Nam trong quá trình hồi phục thị trường du lịch nghỉ dưỡng.
Người dân có thể mua vé số online Vietlott qua điện thoại

Người dân có thể mua vé số online Vietlott qua điện thoại

Các nhà mạng di động như VinaPhone, MobiFone, Viettel chính thức ra mắt kênh xổ số tự chọn Vietlott qua điện thoại, mang đến người dùng những trải nghiệm ngày một tốt hơn khi tham gia các dịch vụ giải trí trên nền tảng số.
Tiêu chuẩn khí thải mới đối với xe ô tô áp dụng từ ngày 1/1/2021

Tiêu chuẩn khí thải mới đối với xe ô tô áp dụng từ ngày 1/1/2021

Các trung tâm đăng kiểm bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới từ ngày 1/1/2021 đối với xe ô tô được sản xuất trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2008.
Hơn một nửa vé tàu Tết năm nay có nguy cơ ‘ế’ hàng

Hơn một nửa vé tàu Tết năm nay có nguy cơ ‘ế’ hàng

Số liệu thống kê lượng vé tàu Tết đã bán tới ngày 22/12 của Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn cho thấy, trong tổng số 240.000 vé tàu cung ứng dịp Tết Tân Sửu năm nay, hiện đã có 111.000 vé đã bán, còn 130.000 vé thì chưa có người mua.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp