EVS: Nhóm ngành thủy sản và phân bón có nhiều triển vọng

Thứ tư, 09/03/2022 | 14:37 Theo dõi CFĐT trên

Trong Báo cáo quan điểm đầu tư tháng 3/2022, Công ty Chứng khoán (CTCK) Everest (EVS) đánh giá cao triển vọng ở nhóm ngành phân bón, hóa chất và thủy sản.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo như báo cáo, VN-Index trong tháng 2 giằng co dao động trong biên độ hẹp từ 1,470-1,521. VN-Index vào giai đoạn đầu tháng đã có đợt điều chỉnh tạo gap về 1,470, nhưng đã gặp lực mua với khối lượng tốt tại mức hỗ trợ này và lấp gap đi lên.

Trong ngắn hạn, vùng 1,470 tiếp tục là ngưỡng hỗ trợ mạnh. Nếu thanh khoản có sự cải thiện và VN-Index vẫn vận động trên ngưỡng này thì nhiều khả nặng vượt được mức cản 1,520. Nhưng nếu không thể duy trì trên ngưỡng hỗ trợ này, hỗ trợ tiếp theo của VN-Index có thể là 1,424.

CTCK EVS dự phóng EPS sẽ tăng trưởng 22% trong 2022 với kỳ vọng vào các yếu tố: Mở cửa kinh tế hỗ trợ thị trường bán lẻ và ngành hàng không; các gói tài khóa mở rộng tập trung vào đầu tư công là bệ đỡ cho nền kinh tế trong trung và dài hạn; các Hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực kết hợp cải cách hành chính nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực.

Theo đánh giá của CTCK này, giá cả hàng hóa leo thang sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành phân bón và hóa chất hưởng lợi. Theo Bộ Công Thương, so với cùng kỳ, giá phân bón tăng 682% và hóa chất tăng 98.6% trong tháng 1. 

Giá nông sản thế giới tăng nóng thời gian qua do rối loạn nguồn cung kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu phân bón gia tăng. 

Thời gian qua giá nông sản thế giới tăng nóng
Thời gian qua giá nông sản thế giới tăng nóng

Đặc biệt, giá nguyên liệu đầu vào của phân bón hiện đang tăng ở mức kỷ lục. Kể từ tháng 1/2022, giá quốc tế của một loạt nguyên liệu sản xuất phân bón chính tăng vọt như giá amoniac tăng 220%, ure tăng 148%, DAP tăng 90% và KCL tăng 198%.

Nhóm thủy sản cũng được EVS đánh giá cao bởi đây tiếp tiếp tục là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), dự báo xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 2.1 triệu tấn (tăng 3.2% so với 2021), đạt giá trị 9.2 tỷ USD (tăng 3.5% so với 2021).

Mặc dù đã đạt mức xuất khẩu tốt trong 2021, các chi phí quản lý (do áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”) và chi phí vận chuyển (giá cước vận tải, container vận chuyển) đè nặng lên các doanh nghiệp do COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp khó. 

Tuy nhiên, với kỳ vọng giãn cách xã hội khó xảy ra và việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dần được cải thiện, ngành thủy sản có thể hồi phục và phát triển mạnh trong 2022.

Đồng thời, các hiệp định thương mại (FTA) sẽ là bệ đỡ quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản trong dài hạn.

ThụcHà (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm nhập khẩu dầu Nga, cảnh báo giá xăng dầu của Mỹ sẽ còn tăng

Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm nhập khẩu dầu Nga, cảnh báo giá xăng dầu của Mỹ sẽ còn tăng

Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga vào ngày hôm qua trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 
Giá dầu thô tăng cao trong khi thị trường châu Á ổn định

Giá dầu thô tăng cao trong khi thị trường châu Á ổn định

Giá dầu thô tăng trong khi chứng khoán châu Á lấy lại vị thế vào phiên ngày hôm nay khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của cuộc xung đột ngày càng tồi tệ ở Ukraine và lệnh cấm mới của Mỹ đối với dầu Nga.
Nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá: Áp lực dồn lên lạm phát năm 2022

Nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá: Áp lực dồn lên lạm phát năm 2022

Căn cứ diễn biến giá cả thị trường 2 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2022 cho thấy, vẫn có nhiều rủi ro cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022.
Vụ Việt Á: Lộ dần những ‘mắt xích’ ở Học viện Quân y

Vụ Việt Á: Lộ dần những ‘mắt xích’ ở Học viện Quân y

Việc xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong vụ Việt Á ngày càng thể hiện rõ quan điểm “không có vùng cấm”, bất kể ai có liên quan, sai phạm đều sẽ bị xem xét, xử lý.
Nhiều nước đối mặt nguy cơ thiếu lương thực vì xung đột Ukraine

Nhiều nước đối mặt nguy cơ thiếu lương thực vì xung đột Ukraine

Cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt năng lượng hay kim loại, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm.
Doanh nhân Gen Y chia sẻ mẹo gia tăng thu nhập thụ động

Doanh nhân Gen Y chia sẻ mẹo gia tăng thu nhập thụ động

Các doanh nhân thế hệ Millennial (Gen Y), với thu nhập 6 con số đã có những chia sẻ về cách mọi người bắt đầu gia tăng thu nhập thụ động ngay từ bây giờ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp