Trong khi nhiều ngành kinh tế khác gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, xuất khẩu và kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam lại có những điểm sáng và tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, làm sao để đón đầu xu hướng kinh doanh này lại không phải bài toán đơn giản với các doanh nghiệp Việt.
Báo cáo của Amazon Global Selling cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 267.93 tỷ USD, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường quốc tế qua Amazon cũng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa, ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express đánh giá giao nhận hàng hóa xuyên biên giới nay đã trở thành nhu cầu không thể thiếu: “Đối với người kinh doanh, họ thường xuyên phải gửi hàng mẫu cho đối tác, hay các tài liệu quan trọng như hợp đồng, chứng từ. Đối với cá nhân, họ có thể gửi quà tặng cho người thân, bạn bè ở nước ngoài. Đây là những nhu cầu thực tế, không nhằm mục đích kinh doanh, nhưng tính chất hàng hoá rất quan trọng với doanh nghiệp/cá nhân nên người dùng cũng rất cần dịch vụ giao nhận hàng hoá uy tín, an toàn.”
Tuy nhiên, thị trường ngoại cũng ẩn chứa không ít thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân. Thách thức lớn nhất đến từ những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Việc dấn thân vào thị trường mới đòi hỏi người kinh doanh phải tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của người dùng tại thị trường mới để đưa ra các chiến lược thích hợp.
Trở ngại lớn thứ hai cho việc chiếm lĩnh thị trường ngoại địa là các vấn đề về chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển/bảo hiểm hàng hóa, thời gian vận chuyển hay thủ tục pháp lý phức tạp. Thêm vào đó, năng lực vận chuyển cũng là một bài toán khó với các doanh nghiệp bán lẻ muốn phát triển ra thị trường nước ngoài. Những câu hỏi thường trực bao gồm: quy trình đóng gói cho đúng tiêu chuẩn của từng loại hàng hóa, phương thức theo dõi và đảm bảo hàng hóa an toàn tới tay người nhận…
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhấn mạnh: “Để góp phần mang hàng Việt xuất ngoại, chúng ta cần sự hợp tác đồng bộ giữa các bên. Cần có các đơn vị trung gian giúp tìm hiểu thị trường, thủ tục và đặc điểm hàng hoá cần xuất khẩu, tư vấn bán hàng, quảng bá sản phẩm. Đơn vị vận chuyển như J&T Express hỗ trợ tư vấn về đóng gói, vận chuyển nhận hàng tận cửa người bán, giao hàng tận tay người nhận để giúp người bán, người mua an tâm về hàng hoá.”
Chia sẻ kĩ hơn về khâu đóng gói, ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express cho biết: “Các quốc gia trên thế giới đều có tiêu chuẩn riêng cho việc đóng gói bao bì sản phẩm, và các doanh nghiệp trong nước cũng nên được hỗ trợ và đầu tư cho những vấn đề đó. Ví dụ, khi gửi một mẫu vải đi, mình phải đóng gói làm sao để gọn nhẹ nhất có thể, không chiếm diện tích mà lúc mở ra vẫn không bị nhăn nhúm? Đó là bài toán mà phía chuyển phát có thể hỗ trợ, nhưng đương nhiên vẫn cần nhiều hơn sự am hiểu từ chính các đơn vị sản xuất. Nếu có được sự đồng thuận từ 2 bên, việc giao nhận, vận chuyển hàng mẫu xuyên biên giới đến hơn 200 quốc gia như J&T Express đang áp dụng cũng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Khi hàng mẫu đã được chấp nhận rồi, những đơn hàng lớn hơn sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi”.
Việc đóng gói rất cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để thực hiện bởi tất cả hạng mục hàng hóa đều có những đặc thù riêng. Bên cạnh đó, hành trình đến được nơi nhận cũng tồn tại nhiều rủi ro khó lường trước. J&T Express không chỉ đồng hành cùng người bán ở giai đoạn gửi sản phẩm đi giao thương mà còn ở giai đoạn sớm hơn - khi người bán cần gửi hàng mẫu cho đối tác nước ngoài kiểm duyệt trước khi ký hợp tác chính thức.
Tập phát sóng thứ 04 về chủ đề “Chuyển phát nhanh tiếp sức hàng Việt xuất ngoại” đã chính thức khép lại chuỗi tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ” - chương trình do đơn vị chuyển phát nhanh J&T Express phối hợp cùng Báo Dân trí thực hiện. Thông qua 04 kỳ phát sóng liên với 04 chủ đề - “Chuyển phát nhanh - Thành bại của bán hàng online”, “Sáng tạo trong chuyển phát nhanh và lợi ích cho khách hàng”, “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, “Chuyển phát nhanh tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”, chương trình đã mang đến cái nhìn cặn kẽ và chính xác về những thay đổi, cải tiến của ngành kinh doanh trực tuyến và chuyển phát nhanh trong thời bình thường mới…
Ngày 27/6, Trung Quốc bắt đầu thí điểm nhập khẩu trở lại các loại nông sản Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai), trước hết với 3 mặt hàng thanh long, vải thiều và xoài.
Báo cáo được chuẩn bị trước cho cuộc họp JTC của OPEC+ cho thấy nhóm này ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định ATIGA).
Sáng nay (29/6), giá vàng SJC tiếp tục được các doanh nghiệp trong nước giữ nguyên mức giá đã niêm yết ngày hôm qua, bất chấp giá thế giới vẫn đang đi xuống. Hiện giá SJC trong nước đang niêm yết ở mức dưới 69 triệu đồng/lượng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.