Trong những ngày nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, trời rét đậm khiến cơ thể con người dễ nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Chủ quan có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Trong những ngày nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc xuống thấp, trời rét đậm khiến cơ thể con người dễ nhiễm một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Chủ quan có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng hai bệnh là một. Sự nhầm lẫn này có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn hoặc chủ quan, từ đó dẫn đến tử vong.
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A, cúm B và cúm C.
Các triệu chứng thường gặp là sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu, đau hoặc nhức cơ, mệt mỏi và thậm chí là suy nhược cơ thể.
Nhiều người thường hay lầm tưởng rằng bệnh cảm cúm không lây lan. Virus cúm luôn hiện diện trong môi trường sống của chúng ta, nó sẽ bùng phát khi có điều kiện. Bệnh cúm chủ yếu lan truyền từ những giọt nước bọt từ người bị bệnh khi ho bắn ra ngoài truyền sang người khác. Người bệnh có thể truyền cúm cho người khác trước một ngày khi có triệu chứng bệnh và trong khoảng 1 tuần sau.
Trong khi đó, cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các triệu chứng Rhinovirus và riêng virus này lại có hơn 100 chủng khác nhau.
Triệu chứng cảm lạnh thông thường chủ yếu là ảnh hưởng tới mũi, họng và các xoang. Người bệnh mắc phải thường bị ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Cơ thể người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7-10 ngày.
Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ. Còn cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
Bệnh cảm cúm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng tai, viêm xoang, hen suyễn nặng hơn, viêm phổi hoặc thậm chí là bị co giật, tử vong…
Bệnh cảm lạnh cũng vậy, đôi khi bị cảm lạnh sẽ dẫn đến tình trạng sưng ở mũi hoặc phổi, từ đó kéo theo một loạt các vấn đề về sức khỏe như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai…Nếu xuất hiện những triệu chứng như sốt hoặc cảm thấy đau nhức tai dữ dội thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám chữa kịp thời.
Mỗi người trong chúng ta đều đã từng trải qua tình trạng cảm lạnh hoặc cảm cúm ít nhất một lần trong đời, thường không quá nghiêm trọng để phải đến bệnh viện.
Tuy nhiên, nếu cảm lạnh hay cảm cúm kéo dài quá lâu hoặc mau khỏi rồi lại tái phát ngay sau đó có thể dẫn tới một số biến chứng, những tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm hơn có nguy cơ xuất hiện. Vì vậy, đừng nên chủ quan với hai loại bệnh này.
Bệnh cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh gây ra bởi virus vì thế không có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực và sức đề kháng để bệnh tự khỏi.
Các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến không đảm bảo chất lượng cuộc sống, cơ thể mệt mỏi kéo dài gây khó chịu. Do đó, người bệnh nên trang bị cho mình những phương thức giúp giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo đó, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp như ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, hạn chế thức ăn dầu mỡ, nhóm thức uống có gas và caffeine. Bên cạnh đó, gừng cũng được biết đến với những công dụng hữu ích trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng những món ăn dễ tiêu như canh thị hầm rau củ, hỗn hợp các loại hạt, hoặc nấu cháo hành và nhiều tía tô sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi khiến bệnh nhanh khỏi hơn.
Đồng thời, để bệnh nhanh khỏi người bệnh cũng cần có những chế độ sinh hoạt hợp lí. Người bệnh cần giảm thiểu tối đa lượng công việc có tính chất nặng nhọc hay đi lại ngoài trời nhiều. Vệ sinh mũi sạch sẽ, súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng.
Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển xấu đi hoặc người bệnh muốn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thì có thể sử dụng đến nhóm thuốc kháng sinh theo sự kê đơn của y bác sĩ chuyên môn.
Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô và kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài mắc các bệnh thông thường như cảm cúm và cảm lạnh ra, các bệnh khác như hen suyễn, đột quỵ, ngứa ngoài tai, viêm xoang, đau khớp cũng được cho là những bệnh thường gặp và dễ mắc khi thời tiết trở lạnh.