Giới phân tích và các nhà đầu tư trên Phố Wall đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một "tai nạn thị trường" có thể xảy ra khi đồng USD liên tiếp tăng giá và thị trường tiếp tục biến động, đè nặng áp lực lên hệ thống tài chính toàn cầu.
Giới phân tích và các nhà đầu tư trên Phố Wall đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một "tai nạn thị trường" có thể xảy ra khi đồng USD liên tiếp tăng giá và thị trường tiếp tục biến động, đè nặng áp lực lên hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo đó, dựa trên kết quả nghiên cứu của Văn phòng Nghiên cứu Tài chính của Bộ Tài chính Mỹ (OFR), một thước đo mức độ căng thẳng trên các thị trường của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ đợt sụt giảm do đại dịch Covid-19 hồi tháng 5/2020.
Ngay cả sàn chứng khoán Mỹ bắt đầu quý IV/2022 với sắc xanh, chỉ số căng thẳng tài chính của OFR hiện đang neo mức cao nhất trong hai năm qua, ở mức 3,1; trong khi đó số 0 là biểu hiện của sự hoạt động bình thường trên thị trường.
Chỉ số trên đã cho thấy, các điều kiện giao dịch trái phiếu Chính phủ Mỹ, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường tiền tệ ngày càng gặp thách thức.
Đáng chú ý, Charlie McElligott, chiến lược gia tại Nomura cho biết: “Vận tốc sụp đổ của mọi thứ trên khắp thế giới rõ ràng là một sự kiện “thiên nga neon””.
Được biết, sự kiện “thiên nga đen” được hầu hết mọi người hiểu là một sự kiện không thể tưởng tượng và lường trước được thì sự kiện “thiên nga neon” cũng là một sự kiện không thể lường trước và phải trải qua quá trình hình thành và tích tụ.
Xem thêm: BofA: Giới đầu tư quay về với tiền mặt như năm 2020
Cụ thể, những quan ngại ngày một gia tăng là do một loạt các đợt tăng lãi suất lớn của Fed nhằm kiềm chế lạm phát. Chi phí đi vay cao hơn và lo ngại về suy thoái kinh tế đã dẫn đến việc bán tháo mạnh trên thị trường, đồng thời củng cố đồng tiền của Mỹ trong khi nhiều đồng tiền khác gặp bất lợi.
Hơn nữa, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh (BoE) cũng đã làm gia tăng sự biến động trên thị trường trong năm nay khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cố gắng kiềm chế đà tăng của giá cả.
Bên cạnh đó, nhà chiến lược McElligott đã chỉ ra sự trượt giá 20% của đồng yên Nhật trong năm nay, bán tháo trái phiếu chính phủ Anh trong những tuần gần đây và một loạt khoản vay mắc kẹt trên bảng cân đối của các ngân hàng như dấu hiệu của các rủi ro trên thị trường.
Trong khi đó, sức mạnh của đồng USD đã “gây ra những căng thẳng lớn về mặt kinh tế và ngày càng lan rộng ra các thị trường”.
Những căng thẳng này khiến thị trường không hoạt động như bình thường, như là các doanh nghiệp không dễ dàng kiếm được vốn, khó mua và bán cổ phiếu hơn, giá cả biến động hơn và các nhà đầu tư ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn.
Trong cả năm nay, các điều kiện tài chính đều trở nên tồi tệ hơn.
Hôm 1/10, nhà kinh tế Bruce Kasman của JPMorgan Chase cho biết, sức khỏe tương đối của hệ thống ngân hàng và nhu cầu tài trợ vẫn ở ngưỡng tương đối ít với phần lớn các doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng mức độ dễ bị tổn thương đối với hệ thống tài chính vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, Bank of America cảnh báo rằng sự gia tăng của chỉ số Căng thẳng tài chính của OFR là bằng chứng về sự lan rộng căng thẳng trên khắp các thị trường tài chính và làm giảm khẩu vị rủi ro do đồng USD mạnh và lãi suất của Mỹ tăng cao hơn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm - tiêu chuẩn cho chi phí đi vay trên toàn thế giới - đã tăng trong năm nay từ khoảng 1,5% lên 3,6% và đã nhanh chóng tăng lên mức 4% lần đầu tiên sau 12 năm trong tuần trước.
Xem thêm: Thủ tướng Kishida muốn Nhật tận dụng đồng Yên yếu