Áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn rất lớn

Thứ sáu, 05/08/2022 | 06:53 Theo dõi CFĐT trên

Từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất…

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng bình quân được sử dụng làm thước đo lạm phát của nền kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của Quốc hội và Chính phủ theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc điều tra, tính toán và công bố thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT). 

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với tháng 7/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Trong tháng 7/2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,37%), Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,79%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,49%); Đồ uống và thuốc lá (+0,39%), May mặc, mũ nón, giày dép (+0,32%), Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,32%), Thuốc và dịch vụ y tế (+0,05%), Bưu chính viễn thông (0,26%), Giáo dục (+0,2%), Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,43%). 

Cũng theo Bộ Tài chính, trong tháng 7/2022, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh do tác động giảm thuế bảo vệ môi trường và biến động giảm từ giá xăng dầu thế giới. 

Ở chiều ngược lại, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng trong đó có giá thịt lợn và một số loại thịt gia cầm tăng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thủy hải sản tươi sống tăng do giá nhiên liệu tăng; giá trứng các loại tăng do đang vào mùa sản xuất bánh Trung thu. Chỉ số giá văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao thứ hai trong các nhóm hàng do nhu cầu tăng vào dịp hè; chỉ số giá điện nước sinh hoạt lũy tiến tăng do nhu cầu sử dụng nhiều điện, nước sinh hoạt vào mùa nắng nóng; giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu  nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...

Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất; việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng do Nhà nước quản lý; nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ. 

Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm, khi các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ được triển khai quyết liệt, bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tốt hơn thì ít nhiều cũng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19. 

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, bên cạnh đó cũng có những yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện nay, hầu hết các NHTW trên thế giới đều có những điều chỉnh chính sách trong đó chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước, kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn.

Đồng thời, sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội và Chính phủ; sự quyết liệt trong chỉ đạo của Ban Chỉ đạo điều hành giá giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân; Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào cùng với các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.

“Bộ Tài chính, thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá sẽ phối hợp với các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra”, Bộ Tài chính cho hay.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Mở đợt cao điểm kiểm tra chấp hành pháp luật về giá

Mở đợt cao điểm kiểm tra chấp hành pháp luật về giá

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Công điện gửi Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.
Giá xăng dầu giảm nhưng giá hàng hóa không giảm: Có đủ công cụ để xử lý!

Giá xăng dầu giảm nhưng giá hàng hóa không giảm: Có đủ công cụ để xử lý!

Liên quan đến việc giá cả chỉ tăng theo xăng nhưng giảm không kịp thời khi giá xăng giảm, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) khẳng định: "Chúng ta đã có đầy đủ công cụ, có Nghị định quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá."
Vì sao giá xăng liên tiếp giảm sâu, giá hàng thiết yếu vẫn neo cao?

Vì sao giá xăng liên tiếp giảm sâu, giá hàng thiết yếu vẫn neo cao?

Trong tháng 7/2022, mặc dù giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn có biến động tăng do nhiều yếu tố tác động đan xen như tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho…
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Cứng nhắc giữ lạm phát 4% sẽ phản tác dụng!

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Cứng nhắc giữ lạm phát 4% sẽ phản tác dụng!

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, không thể cứng nhắc giữ lạm phát ở mức dưới 4% trong bối cảnh lạm phát thế giới gấp đôi vì điều đó sẽ khiến kìm nén sản xuất, phản tác dụng…
Giá vàng tiếp tục tăng mạnh mẽ

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh mẽ

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (5/8), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục tăng mạnh mẽ tới gần 26 USD/ounce, kéo kim loại quý này lên sát mốc 1.800 USD/ounce.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 5/8: SSI, GAS, DBC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 5/8: SSI, GAS, DBC

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 5/8, bao gồm: SSI, GAS, DBC.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.