Gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19

Thứ hai, 15/03/2021 | 06:18 Theo dõi CFĐT trên

Kết quả khảo sát cho thấy, năm 2020 là một năm đầy khó khăn khi mà gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh với nhiều hệ lụy như giảm sút khả năng tiếp cận khách hàng, mất cân bằng về dòng tiền, chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19
Gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19

Đó là số liệu được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) vừa mới công bố. Với 10.197 doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia vào khảo sát đã cung cấp những góc nhìn cụ thể về ảnh hưởng của COVID-19 và cách thức ứng phó của doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy, năm 2020 là một năm đầy khó khăn khi mà gần 90% doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh với nhiều hệ lụy như giảm sút khả năng tiếp cận khách hàng, mất cân bằng về dòng tiền, chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp đã phải cho lao động nghỉ việc, ngừng hoạt động, thậm chí phá sản và đối tượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp trẻ chưa đầy 3 năm tuổi.

Cũng theo cuộc khảo sát, do tác động của Covid, 2020 cũng là năm mà mức tăng trưởng GDP của đất nước ở mức thấp nhất, chưa bằng một nửa so với những năm trước đây, và cũng là năm mà số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường đạt mức kỷ lục vượt ngưỡng 100 ngàn doanh nghiệp.

Đặc biệt, 2020 cũng là năm ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp để vượt lên hoàn cảnh khó khăn, và chúng ta đã phát hiện ra rằng khả năng chống chịu kiên cường đang trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp cũng đã thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều qua đại dịch. Doanh nghiệp phải suy ngẫm lại chiến lược, phải tái cấu trúc, đào tạo lại nguồn lao động, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng Việt, đồng thời với việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng …

Các sáng kiến trong ứng phó với COVID-19 đã được các doanh nghiệp thực hiện. Quá trình chuyển đổi số cũng từng bước được triển khai.  Đó là những bài học và trải nghiệm vô giá từ Covid.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có được những kết quả đó, ngoài sự chủ động tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, có vai trò cổ vũ và yểm trợ của Nhà nước. Các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ trong bối cảnh Covid được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất là các chính sách tài khoá như việc giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng.

Chính sách cho vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho người lao động được cho là khó tiếp cận, nhưng các doanh nghiệp vẫn đánh giá cao sự cần thiết của chính sách này. 75% doanh nghiệp cho rằng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là hữu ích.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, từ thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị bên cạnh các giải trước mắt đã được Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương ban hành như miễn giảm thuế, giãn thuế, gia hạn nộp thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí của hoạt động kinh doanh, cần phải chú ý đến những giải pháp có tính chất hạn dài hơn.

Chẳng hạn, Chính phủ cần tăng cường đầu tư công, hoàn thiện các công trình hạ tầng, thực hiện các gói kích cầu cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi. Doanh nghiệp cũng cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô trong dài hạn cần quan tâm phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với người tiêu dùng hình thành các chuỗi cung ứng Việt. Quan trọng hơn, phần lớn các doanh nghiệp đề nghị cải thiện hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh.

Có thể thấy, nếu như các giải pháp về thuế, phí, hỗ trợ tiếp cận về tài khoá tín dụng có dư địa không nhiều vì những giới hạn ngân sách thì những giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhìn chung dễ thực hiện hơn, vốn đã được thúc đẩy trong những năm gần đây, rất cần phải được gia tốc.

Các doanh nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho sự phục hồi bền vững của các doanh nghiệp trong quá trình ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19. Và đó chính là nền tảng căn bản nhất cho sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp.

Hà Anh
Theo VnMedia.vn Copy
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện

Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện

Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, hoàn thiện phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện phục vụ cho khách hàng sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp để đảm bảo phù hợp nhất với thực tế sử dụng điện khách hàng.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là một trong mười đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới. Và cũng là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Phi và Trung Đông. Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng mạnh theo 2 tháng đầu năm
Hà Nội, Hội An lọt top những điểm đến hàng đầu thế giới năm 2021

Hà Nội, Hội An lọt top những điểm đến hàng đầu thế giới năm 2021

Thủ đô Hà Nội, Hội An (Quảng Nam) là hai trong số 25 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2021 theo bình chọn của chuyên trang du lịch nổi tiếng TripAdvisor.
Giá vàng có lấy lại đà tăng trở lại vào tuần tới?

Giá vàng có lấy lại đà tăng trở lại vào tuần tới?

Mặc dù trong tuần qua giá vàng đã hồi phục, thế nhưng tình trạng bán tháo vàng vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Vậy giá vàng có lấy lại đà tăng trở lại vào tuần tới?
Bộ Y tế yêu cầu điều tra 12 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin của AstraZeneca

Bộ Y tế yêu cầu điều tra 12 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin của AstraZeneca

Mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công điện yêu cầu Sở Y tế TP. HCM, tỉnh Gia Lai và TP. Hải Phòng báo cáo về việc điều tra nguyên nhân các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin Covid-19.
Hơn 30.000 thiết bị đang có nguy cơ bị hacker tấn công

Hơn 30.000 thiết bị đang có nguy cơ bị hacker tấn công

Mới đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia vừa gửi cảnh báo về 7 lỗ hổng bảo mật mới trên thiết bị F5 BIG-IP. Theo đó, có hơn 30.000 thiết bị trên Internet đang có nguy cơ bị các hacker tấn công qua khai thác 7 lỗ hổng này.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp