Vì sao các ngân hàng vẫn báo lãi lớn bất chấp đại dịch Covid-19?

Thứ sáu, 01/01/2021 | 16:53 Theo dõi CFĐT trên

Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngân hàng vẫn lãi lớn và đang là nhóm thích nghi tốt nhất với dịch bệnh. Tín hiệu lạc quan là chỉ tiêu tín dụng và lợi nhuận đều tăng trở lại. Nguyên nhân do đâu?

ngan-hang-lai-lon-trong-dai-dich
Các ngân hàng vẫn lãi lớn bất chấp đại dịch Covid-19

Trong các báo cáo đầu tư chiến lược cuối 2019, các công ty chứng khoán đều xếp ngân hàng là một trong những ngành đầu tư tiềm năng cho năm kế tiếp. Với dự báo tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 14%, công ty chứng khoán VCBS kỳ vọng lợi nhuận các ngân hàng sẽ tiếp tục xu hướng tăng 2 chữ số so với năm trước.

Đến đầu năm 2020, khi đại dịch bùng phát ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng được dự báo bị tác động lớn.

Tuy nhiên, số liệu tài chính các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý công bố đến nay cho thấy tín hiệu lạc quan của ngành ngân hàng. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang “thích nghi” tốt với bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Tín dụng tăng 11% trong năm 2020

ngan-hang-lai-lon-trong-dai-dich
Tín dụng tăng 11% trong năm 2020

Theo số liệu mới nhất tính đến 21/12 từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,14% so với cuối năm 2019, dự kiến sẽ tăng 11% trong cả năm 2020. Với mức tăng trưởng này, ước tính các ngân hàng đã "bơm" hơn 831.000 tỷ đồng qua kênh tín dụng kể từ đầu 2020, tương đương gần 2.368 tỷ/ngày.

So với 9 tháng đầu năm, tín dụng của 3 tháng cuối năm đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều. Trong đó, số liệu công bố cuối tháng 9 cho biết rằng tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng khi đó mới đạt 6,09%.

Như vậy, tăng trưởng 3 tháng 10-12 đã đạt mức 4,91%, bình quân 1,64%/tháng, cao gấp 2,4 lần mức trung bình 9 tháng đầu năm (0,68%/ tháng), còn cao hơn cả bình quân tháng của năm 2019 trước đó là 1,01%/tháng.

Theo các chuyên gia, nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN đã thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn mới để phục hồi sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh được không chế.

Bên cạnh đó, Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà Nước đã hướng dẫn các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại các khoản cho vay cùng với thời hạn lên đến 1 năm; xem xét miễn, giảm lãi vay đã giúp giảm áp lực chi phí dự phòng của ngân hàng và chi phí lãi vay cho khách hàng.

Từ đầu năm, NHNN đã 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành vào 3 tháng (tháng 3, 5 và 9) với mức giảm 1,5-2%/năm. Điều này đã giúp giảm chi phí vốn cho các ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay từ đó khuyến khích doanh nghiệp vay mới.

Các trợ lực này giúp tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2020 bứt tốc nhanh, đặc biệt tại nhóm ngân hàng thương mại tư nhân và nhóm có thị phần cho vay tiêu dùng lớn.

Đến cuối tháng 9 năm 2020, TPBank báo cáo tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt 22,3%, trong khi đó toàn ngành mới tăng 6,09%. Mức tăng trưởng gần chạm trần tín dụng 23% mà Ngân hàng nhà nước đã phê duyệt cho ngân hàng này.

Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại VPBank khi tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9/2020 đã đạt 16,5%. Nhiều nhà băng khác cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao hơn mức trung bình toàn ngành như VIB tăng 14,2%; MBBank  tăng 11,8%; Techcombank tăng 9,2%…

Tín dụng tăng nhanh về cuối năm 2020 khiến Ngân hàng nhà nước đã phải 2 lần nới hạn mức tăng trưởng cho một loạt ngân hàng, cao nhất lên tới 30%. Trong đó, mới hạn mức 30%, VIB là ngân hàng được cơ quan quản lý tiền tệ cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng lớn nhất năm 2020. Trước đó, chỉ tiêu đầu năm của ngân hàng này là 10,5% và được nâng lên từ 19-23% ở lần điều chỉnh đầu tiên.

TPBank cũng được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 28%, so mức tăng trưởng tín dụng đầu năm là 11,5%; HDBank được nâng mức tăng trưởng tín dụng từ 11% lên 25%; và MBBank được tăng mức tăng trưởng tín dụng từ 11,75% lên 23%...

Thậm chí, VCB là ngân hàng với mức tăng trưởng thấp từ đầu năm cũng được nâng trần tín dụng từ 10% lên 14% năm 2020. Theo lãnh đạo ngân hàng, đến hết tháng 11/2020, tín dụng tại VCB đã tăng 10% và dự kiến đạt 13-14% cho cả năm.

Các ngân hàng vẫn lãi lớn

ngan-hang-lai-lon-trong-dai-dich
Các ngân hàng vẫn lãi lớn

Cũng theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà Nước, trong tình hình dịch Covid-19 tác động lớn tới nền kinh tế, các ngân hàng đã hỗ trợ tái cơ cấu hạn trả nợ cho khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tổng dư nợ gần 355.000 tỷ đồng.

Đến nay, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được miễn, giảm và hạ lãi suất đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 590.000 khách hàng. Đặc biệt, các ngân hàng đã cho vay với lãi suất thấp hơn 0,5-2,5%/năm so với trước dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối năm 2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ.

Tính riêng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng cho miễn, giảm đối với khách hàng đến hết 2020 thông qua 2 đợt giảm cũng xấp xỉ 1.004 tỷ đồng.

Trong đợt giảm lãi suất cho vay 1%/năm gần đây được áp dụng đến ngày 15/3/2021, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT VCB cho biết rằng ngân hàng dự kiến cắt giảm lên tới 300 tỷ đồng lợi nhuận để chia sẻ với khách hàng. Nếu tính từ đầu năm, VCB đã có tới 5 đợt giảm lãi suất với số lợi nhuận dự kiến giảm lên đến 3.700 tỷ đồng.

Bất chấp việc bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 và phải chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, lợi nhuận tại nhiều ngân hàng vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đặt ra cho cả năm 2020.

Tính đến cuối tháng 11/2020, lãnh đạo ACB cho biết rằng ngân hàng đã thu về 8.723 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương tăng 16% so với số thu cả năm 2019 và vượt 14% kế hoạch năm 2020.

Tương tự, theo Tổng giám đốc MSB-  ông Nguyễn Hoàng Linh, lợi nhuận ngân hàng thu về được sau 11 tháng từ đầu năm 2020 đã là 2.302 tỷ, tương đương vượt 60% kế hoạch năm 2020 và tăng 80% so với cả năm trước.

Trong báo cáo cập nhật của ABBank về kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy ngân hàng này đã đạt 1.378 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 11 tháng, đạt 101% kế hoạch năm 2020.

Theo các chuyên gia của FiinGroup, dù chịu tác động từ dịch Covid-19 nhưng nhóm ngân hàng vẫn sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10,2% cho cả năm 2020. Mức duy trì tăng trưởng đến từ cả 3 mảng thu nhập chính là lãi thuần, dịch vụ và các hoạt động khác. Chỉ tính riêng 3 quý đầu năm 2020, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế của khối ngân hàng vẫn tăng trưởng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Với việc lãi suất huy động giữ xu hướng giảm liên tục trong quý 4 của năm 2020, các chuyên gia dự báo biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng trong quý cuối năm 2020 sẽ tiếp tục ở mức cao. Điều này cho thấy rằng lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lãi suất thấp hiện nay.

Theo các chuyên gia, Thông tư 01/NHNN cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ với các khoản vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch và chỉ phải trích lập tương ứng nên dự phòng rủi ro nên chưa phản ánh đầy đủ tác động của dịch Covid-19 lên lợi nhuận ngành ngân hàng.

Về tổng thể, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng năm 2020 dự kiến tăng thấp hơn so với các năm trước nhưng vẫn thuộc nhóm khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa chấm dứt và kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp phi tài chính được dự báo suy giảm.

Số lợi nhuận chưa phản ánh đúng

ngan-hang-lai-lon-trong-dai-dich
Số lợi nhuận chưa phản ánh đúng

Tuy nhiên, tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng không nên nhìn kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng năm 2020 mà đánh giá chung về sức khỏe của ngành. Do hầu hết các ngân hàng đều chưa trích lập đủ dự phòng theo đúng chất lượng tài sản thực tế.

Ông Lực cho rằng tác động của đại dịch Covid-19 đến hệ thống ngân hàng thường có độ trễ so với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp và người dân sẽ chịu ảnh hưởng ngay khi dịch Covid-19 bùng phát thì ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng sau khi khách hàng không thể thanh toán nợ đến nợ. Đây là nguyên nhân trực tiếp phát sinh thêm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong thời gian qua và dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021.

Theo ông Lực, việc không phải chuyển nhóm với phần dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 giúp các ngân hàng giảm thiểu được nhiều phần trích lập dự phòng thực tế. Thế nhưng, không trước thì sau các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng các khoản dư nợ không đủ tiêu chuẩn trong tổng dư nợ cơ cấu theo Thông tư 01.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành ngân hàng lại có một số thuận lợi nhất định so với các lĩnh vực kinh tế khác. Lợi nhuận ngân hàng năm 2020 tăng vì lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể một phần; trong khi lãi suất cho vay không giảm tương xứng là yếu tố khiến biên lợi nhuận ngành cao hơn cả năm 2019.

Ngay từ đầu năm 2020, các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà Nước cho phép không chuyển nhóm nợ với phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, từ đó ngân hàng không cần phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thực tế. Điều đó khiến một phần trong lợi nhuận của ngân hàng là lợi nhuận ảo.

Ông Hiếu cho biết rằng các ngân hàng vẫn thể hiện được vai trò khi tiếp tục cho vay ra được nền kinh tế. Tuy tăng trưởng tín dụng thấp hơn các năm trước tức chỉ đạt gần 11% và không đạt mục tiêu, nhưng ngân hàng vẫn là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế của năm 2020.

Các ngân hàng cũng đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, với tiền đề là kiểm soát tốt được dịch Covid-19, ngành ngân hàng vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2021. Tuy nhiên, việc tăng trưởng của ngành vẫn phụ thuộc vào sức khỏe chung của nền kinh tế và tình hình kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam.

Ông Hiếu nhận định, với mức tăng trưởng GDP dự kiến 6-6,5% năm 2021, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng có thể đạt mốc 12-14% trong năm 2021.

Về mặt lãi suất, ông Hiếu cũng cho rằng với việc Ngân hàng Nhà Nước vẫn có chủ trương hạ lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng vẫn có cơ sở để giảm lãi suất trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, khi nền kinh tế được “hâm nóng” trở lại thì lãi suất có thể sẽ tăng lên để tránh lạm phát.

Minh Khuê
Theo VnMedia.vn Copy
Dòng vốn FDI vào Đà Nẵng tăng mạnh trước sự ‘vùi dập’ của Covid-19

Dòng vốn FDI vào Đà Nẵng tăng mạnh trước sự ‘vùi dập’ của Covid-19

Mặc dù đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế trong nước, nhưng không ít địa phương, trong đó có Đà Nẵng vẫn thu hút được nhiều dự án FDI lớn.
Bộ trưởng Tài chính lên tiếng về Nghị định 126

Bộ trưởng Tài chính lên tiếng về Nghị định 126

Sau thời gian dài gây tranh cãi, chiều 26/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định Nghị định 126 phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bất chấp Covid, GDP Việt Nam tiếp đà tăng trưởng trong 2020

Bất chấp Covid, GDP Việt Nam tiếp đà tăng trưởng trong 2020

Hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, thiên tai, song kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng trong năm qua, thuộc nhóm các nước tăng trưởng tốt nhất thế giới.
Điểm danh những địa điểm đón Countdown 2021 tại Hà Nội

Điểm danh những địa điểm đón Countdown 2021 tại Hà Nội

Các địa điểm như khu vực hồ Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất, sân vận động Mỹ Đình được chọn để tổ chức bắn pháo hoa chào mừng khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây được xem là những địa điểm lý tưởng để đón Countdown 2021 tại Hà Nội.
Những vụ bê bối tài chính lớn nhất của các tỉ phú thế giới

Những vụ bê bối tài chính lớn nhất của các tỉ phú thế giới

Trốn thuế, khai khống doanh thu, 2 tỉ USD “bốc hơi”, IPO “sụt hố”… là những vụ bê bối lớn của các tỉ phú trong năm qua.
Trong một năm qua, ngành ô tô có những chính sách gì nổi bật (P1)

Trong một năm qua, ngành ô tô có những chính sách gì nổi bật (P1)

Các chính sách như giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất và lắp ráp trong nước, không tách Luật giao thông đường bộ và miễn thuế linh kiện lắp ráp ô tô,… là những chính sách nổi bật của ngành ô tô ở Việt Nam trong năm qua.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp