Ever Given sẽ bị cấm rời khỏi kênh đào Suez nếu không nộp đủ 1 tỷ USD

Thứ hai, 12/04/2021 | 17:12 Theo dõi CFĐT trên
Ever Given sẽ bị cấm rời khỏi kênh đào Suez cho đến khi các khoản phí bồi thường được thanh toán
Ever Given sẽ bị cấm rời khỏi kênh đào Suez cho đến khi các khoản phí bồi thường được thanh toán

Siêu tàu container này đang bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về việc ai sẽ trả tiền cho cuộc giải cứu nó khỏi vụ mắc cạn.

Các nhà chức trách Ai Cập cho biết, họ sẽ không để Ever Given rời khỏi Suez, cho đến khi chủ nhân của nó đồng ý trả khoản bồi thường lên tới 1 tỷ USD.

Trung tướng Osama Rabie, người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez nói với một đài truyền hình địa phương hôm thứ Năm: “Con tàu sẽ ở lại đây cho đến khi các cuộc điều tra hoàn tất và bồi thường được chi trả. Chúng tôi hy vọng một thỏa thuận nhanh chóng".

Vị này cũng nói thêm rằng: "Thời điểm họ đồng ý bồi thường, con tàu sẽ được phép di chuyển."

Nhà chức trách Ai Cập đang yêu cầu 1 tỷ USD để trang trải chi phí giải phóng con tàu. Con số này bao gồm chi phí thiết bị và máy móc được sử dụng để dọn đường và thiệt hại cho chính con kênh do nạo vét, đồng thời bồi thường cho khoảng 800 người đã làm việc để giải cứu con tàu 200.000 tấn.

Số tiền bao gồm cả việc hoàn trả các chi phí phát sinh từ việc chặn kênh, gây ra một vụ tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng cho hơn 400 tàu ở hai bên bờ. Rabie không nói chính xác con số trên được tính toán như thế nào.

Theo công ty tài chính Refinitiv có trụ sở tại London, nhà nước Ai Cập đã mất phí vận chuyển trị giá 95 triệu USD vì tắc nghẽn.

Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ trả tiền cho yêu cầu bồi thường của Ai Cập. Shoei Kisen Kaisha Ltd., chủ sở hữu Nhật Bản của Ever Given nói với The Journal rằng họ chưa chính thức nhận được phản hồi từ chính quyền Ai Cập.

Eric Hsieh, Chủ tịch của Evergreen Marine Corp., đơn vị thuê tàu của Ever Given cho biết công ty "không chịu trách nhiệm về việc hàng hóa bị chậm trễ" vì "nó sẽ được bảo hiểm", theo Bloomberg đưa tin.

Tàu Ever Given dài 1.300 foot đã gây chú ý vào ngày 23/3 khi nó chệch hướng trong một trận gió bất ngờ và bị mắc kẹt trong bãi cát của Kênh đào Suez, làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Con tàu được giải phóng 6 ngày sau đó.

Ai Cập kể từ đó đã mở một cuộc điều tra chính thức về việc con tàu bị mắc kẹt như thế nào.

Con tàu, hàng hóa và đội thủy thủ Ấn Độ gồm 25 người sẽ neo đậu tại Hồ Great Bitter của Ai Cập cho đến khi cuộc điều tra kết thúc. Đầu tháng này, các nhà chức trách nói với Insider rằng thủy thủ đoàn của con tàu đã an toàn và sẽ tiếp tục được trả lương.

Rabie cho biết ông muốn giải quyết vấn đề bồi thường bên ngoài tòa án, mặc dù ông không loại trừ một vụ kiện.

"Chúng tôi có thể thỏa thuận về một khoản bồi thường nhất định, hoặc đưa ra tòa", ông nói, theo CNBC. "Nếu họ quyết định ra tòa, thì con tàu sẽ bị giữ lại tại Suez".

Kim Chi
Theo VnMedia.vn Copy
Nguy cơ tắc ‘nút thắt cổ chai’ tại loạt cảng biển châu Âu sau sự cố Kênh đào Suez

Nguy cơ tắc ‘nút thắt cổ chai’ tại loạt cảng biển châu Âu sau sự cố Kênh đào Suez

Các tàu chở hàng châu Á đang phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với đợt tắc nghẽn quy mô lớn tại các cảng biển châu Âu sau sự cố Kênh đào Suez.
Tắc nghẽn Kênh đào Suez có liên quan đến ‘Lời nguyền của Pharaoh’?

Tắc nghẽn Kênh đào Suez có liên quan đến ‘Lời nguyền của Pharaoh’?

Kênh đào Suez tắc nghẽn, hai xe lửa đâm nhau, 1 nhà máy dệt may bị cháy và 1 tòa nhà sụp đổ ở Ai Cập làm dấy lên tin đồn về "Lời nguyền của Pharaoh".
Xác ướp Ai Cập có liên quan vụ tắc nghẽn kênh đào Suez?

Xác ướp Ai Cập có liên quan vụ tắc nghẽn kênh đào Suez?

Nhiều sự việc nghiêm trọng liên tiếp xảy ra tại Ai Cập như Kênh đào Suez tắc nghẽn, hai xe lửa đâm nhau, một nhà máy dệt may bị cháy và một tòa nhà sụp đổ,...làm dấy lên đồn đãi về lời nguyền của các pharaoh đã quay trở lại.
Facebook chi 23 triệu USD bảo vệ an toàn cho Mark Zuckerberg

Facebook chi 23 triệu USD bảo vệ an toàn cho Mark Zuckerberg

Một hồ sơ mới với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch cho thấy Facebook đã chi hơn 23 triệu USD vào năm ngoái để bảo vệ an toàn cho CEO Mark Zuckerberg.
Google sắp đóng cửa Google Shopping trên thiết bị di động

Google sắp đóng cửa Google Shopping trên thiết bị di động

Google đã lên kế hoạch ngừng cung cấp ứng dụng Google Shopping cho cả hệ điều hành iOS và Android.
iPad Pro mới sắp ra mắt nhưng nguồn cung có thể sẽ thiếu

iPad Pro mới sắp ra mắt nhưng nguồn cung có thể sẽ thiếu

Theo một báo cáo mới trên Bloomberg, phiên bản iPad Pro tiếp theo của Apple có thể phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung khi ra mắt.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp