Sau khi góp tên vào "danh sách đen", nếu bị nâng lên một bước "cấm vận" nghiêm khắc hơn nữa thì Comac có nguy cơ sẽ không đủ linh kiện để đóng máy bay.
Sau khi góp tên vào "danh sách đen", nếu bị nâng lên một bước "cấm vận" nghiêm khắc hơn nữa thì Comac có nguy cơ sẽ không đủ linh kiện để đóng máy bay.
Chính quyền Trump hôm 14/1 đã liệt thêm 9 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen" các công ty bị cáo buộc là có liên quan đến quân đội nước này. Các công ty này sẽ phải chịu lệnh cấm đầu tư mới, các nhà đầu tư Mỹ buộc phải thoái vốn khỏi các công ty trong danh sách đen trước ngày 11/11/2021.
Đáng chú ý trong danh sách có cả nhà sản xuất máy bay Commercial Aircraft Corp of China, hay còn được gọi là Comac. Thật không may mắn, công ty này chỉ vừa tìm được một hãng hàng không của Indonesia làm khách hàng.
Lệnh cấm sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến Comac vì đây không phải là công ty đại chúng. Tuy nhiên, các công ty khác có tên trong danh sách, bao gồm cả cổ đông của Comac là Aviation Industry Corp of China (AVIC), đều phải chịu nhiều trừng phạt khắc nghiệt hơn từ phía Mỹ, bao gồm cả việc hạn chế tiếp cận các công nghệ hiện đại của nước này.
Theo Nhà sáng lập kiêm Nhà phân tích hàng không tại Endau Analytics, ông Shukor Yusof, lệnh cấm vận của chính quyền Trump có thể sẽ gây tê liệt cho Comac vì họ phụ thuộc rất nhiều vào việc mua động cơ phản lực cũng như các bộ phận máy bay khác từ phía Mỹ. Hãng máy bay từ Trung Quốc hầu như không có khả năng chế tạo các thành phần cần thiết trong nước vì vậy họ buộc phải phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện nhập khẩu từ phía Mỹ.
C919 là dòng máy bay thân hẹp của Comac, tương đương với Boeing 737 và Airbus A320, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế, khoảng 60% các nhà cung cấp linh kiện chính cho việc sản xuất C919 là các công ty của Mỹ, ,
Nếu Comac được góp tên trong "Danh sách người dùng cuối quân sự" (Military End-User List) của Bộ Thương mại Mỹ, nơi mà các công ty bị từ chối tiếp cận công nghệ của Mỹ nếu không có sự cho phép cụ thể, thì công ty này sẽ "không thể" tìm nguồn động cơ cho C919 mà không được chính phủ Mỹ phê duyệt, Ferguson nói.
Đã có một số tiền lệ bị chuyển từ danh sách đen có liên hệ với quân đội sang "Danh sách người dùng cuối quân sự". Theo đó, sau khi bị đưa vào danh sách đen vì có liên kết quân sự vào tháng 12, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc(CNOOC), đã góp tên vào "Danh sách người dùng cuối quân sự" vào 14/1.
AVIC, tập đoàn quốc doanh sở hữu một phần của Comac, được xác định có liên kết quân sự vào tháng 6/2020. Đến cuối năm ngoái, tập đoàn và một số công ty con cũng đã bị đưa vào "Danh sách người dùng cuối quân sự".
Trước đó, hôm 8/1, China Aircraft Leasing (Hong Kong) cho biết, họ đã cung cấp cho hãng hàng không PT Transnusa Aviation Mandiri (Indonesia) 30 máy ARJ21, biến hãng này trở thành hãng hàng không đầu tiên ngoài Trung Quốc sử dụng máy bay của Comac.
China Aircraft Leasing từ chối bình luận về các diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Trong khi, Phó Chủ tịch Transnusa, ông Leo Budiman cho hay, việc Comac bị đưa vào "danh sách đen" sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến những kế hoạch của hãng.
Comac là một phần trong chương trình "Made in China 2025", nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu công nghệ quan trọng, từ chất bán dẫn đến vệ tinh, vào năm 2025. Nhưng tiến độ chương trình đến nay vẫn còn nhiều thiếu sót, theo Bloomberg.
Mặc dù Comac đã cố gắng nhắm sang các thị trường đang phát triển khác, như ký một biên bản ghi nhớ vào năm 2018 để cung cấp máy bay cho một khu vực ở châu Phi, tuy nhiên công ty vẫn chưa thể đạt được bước tiến thực sự bên ngoài Trung Quốc. Cho đến cuối năm 2020 – mười năm sau chuyến bay ARJ21 đầu tiên - Comac mới chỉ giao được tổng cộng 46 chiếc máy bay, tất cả đều ở trong nội địa Trung Quốc. Tuy vậy, tháng 11 vừa qua họ cũng có một đơn hàng lớn là hợp đồng 100 máy bay với China Express Airlines.