Các doanh nghiệp Mỹ không mong muốn áp thuế trừng phạt lên Việt Nam

Chủ nhật, 03/01/2021 | 10:51 Theo dõi CFĐT trên

Trong một phiên điều trần của Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp tại Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này không áp dụng các biện pháp thuế quan nhằm trừng phạt Việt Nam sau thông báo của Bộ Tài chính Mỹ về việc đưa Việt Nam vào danh sách các nước "thao túng tiền tệ".

Trong báo cáo đưa ra ngày 16/12 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã dán nhãn Việt Nam và Thuỵ Sỹ là những quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, sẽ không có biện pháp trừng phạt hay hình thức thuế quan nào được tự động kích hoạt. Tuy nhiên, cuộc điều tra riêng của USTR theo Đạo luật thương mại 1974 có thể sẽ cho phép Mỹ đơn phương áp đặt rào cản thương mại hoặc thuế quan nhằm trả đũa nếu họ xác định rằng đối tác thương mại có hành vi ngoại thương không công bằng.

Doanh nghiệp của Mỹ lên tiếng về việc áp thuế trừng phạt đối với Việt Nam

Trong phiên điều trần với USTR, hầu hết hiệp hội và doanh nghiệp của Mỹ đều nhận định rằng việc Mỹ nhập siêu nhiều từ Việt Nam là do nhiều yếu tố khách quan mang lại mà không phải do tiền đồng của Việt Nam bị định giá thấp.

Việc Mỹ càng ngày càng nhập siêu nhiều từ Việt Nam là do hàng xuất khẩu của Mỹ đã mất rất nhiều lợi thế vè mặt thuế quan. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) chính là lý do khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ không còn những lợi thế như trước, ông Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN chia sẻ.

Alexander Feldman

Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN. Ảnh: Đức Trung, MPI

Mỹ gần như đã trở thành kẻ ngoài cuộc trước các hiệp định thương mại tự do, trong khi thuế quan là yếu tố vô cùng quan trọng với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đa số các nhà xuất khẩu hay nhập khẩu của Mỹ không nhìn nhận việc tỷ giá giữa đồng VNĐ và USD là vấn đề đối với các hoạt động của họ, theo nhận định của bà Virginia B. Foote, Chủ tịch Amcham.

Cũng chia sẻ tại phiên điều trần, bà Eva Hampl, Giám đốc cấp cao của Hội đồng kinh doanh quốc tế Mỹ (USCIB) cho biết rằng USCIB chưa nhận được bất kỳ ý kiến nào từ các thành viên rằng tỷ giá tiền tệ là mối lo ngại của họ. Bà Eva khẳng định rằng những phản hồi chính mà USCBI nhận được là sự lo ngại nếu Mỹ quyết định áp thuế trừng phạt lên Việt Nam. Dù cho kết quả điều tra của Bộ Tài chính và USTR là như thế nào thì áp thuế trừng phạt lên Việt Nam là hoàn toàn không thích hợp.

Áp thuế quan lên hàng xuất khẩu Việt Nam gây bất lợi cho doanh nghiệp và người dân Mỹ

Ông Matt Priest, Chủ tịch kiêm CEO của hiệp hội kinh doanh và thương mại giày dép của Mỹ (FDRA) cho rằng việc áp thuế quan đối với giày dép nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 sẽ gây tổn hại trực tiếp đến người dân Mỹ cũng như các doanh nghiệp của nước này.

"Chúng tôi kêu gọi hai nước cần phải làm việc cùng nhau nhằm giải quyết vấn đề này và mong rằng không có bất kỳ thuế quan bổ sung nào áp lên mặt hàng giày dép", ông Matt Priest chia sẻ.

matt-priest

Ông Matt Priest trả lời câu hỏi tại phiên điều trần 29/12

Ông cũng nhận định rằng nếu Mỹ có hành động áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì người hưởng lợi duy nhất sẽ là Trung Quốc. Qua trao đổi với một số giám đốc doanh nghiệp trong ngành giày dép, ông Matt Priest cho biết các doanh nghiệp này sẽ tìm cách để quay trở lại Trung Quốc nhằm phục hồi sản xuất. Các ngành sản xuất của Mỹ đặc biệt là ngành giày dép, Mỹ hầu như không có sự lựa chọn nguồn cung nào ngoài Trung Quốc và Việt Nam. 

Bà Vanessa P. Sciarra, Phó chủ tịch phụ trách pháp lý và chính sách thương mại và đầu tư, Hội đồng Ngoại thương Quốc gia (NFTC) lo ngại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt lên Việt Nam có thể sẽ khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi trong ngắn hạn. Ngoài ra, đây có thể là điều kiện khiến các đòn trả đũa thuế quan xuất hiện, như vậy sẽ làm tổn hại uy tín cũng như gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam. Bà mong muốn rằng mọi việc có thể trở lại bình thường hóa.

Trong thời gian qua, các cuộc chiến thương mại đã gây rất nhiều thiệt hại cho phía Mỹ, cũng như gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp của nước này.

Thanh Phong
Theo VnMedia.vn Copy
Vì sao các ngân hàng vẫn báo lãi lớn bất chấp đại dịch Covid-19?

Vì sao các ngân hàng vẫn báo lãi lớn bất chấp đại dịch Covid-19?

Trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngân hàng vẫn lãi lớn và đang là nhóm thích nghi tốt nhất với dịch bệnh. Tín hiệu lạc quan là chỉ tiêu tín dụng và lợi nhuận đều tăng trở lại. Nguyên nhân do đâu?
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mua ngoại tệ vào năm 2021

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mua ngoại tệ vào năm 2021

Việc mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ được thực hiện từ ngày 4/1/2021 theo kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang đối với các tổ chức tín dụng với tỷ giá mua kỳ hạn 23.125 VND/USD. Đồng thời cơ quan này cũng ngừng mua ngoại tệ giao ngay.
Bất chấp việc tiền số đang bị giám sát chặt chẽ, Bitcoin một lần nữa đạt đỉnh trong tháng 12

Bất chấp việc tiền số đang bị giám sát chặt chẽ, Bitcoin một lần nữa đạt đỉnh trong tháng 12

Giá Bitcoin ngày hôm nay đã suýt soát chạm mốc 30.000 USD, bất chấp việc một đồng tiền số khác là Ripple bị tạm ngưng giao dịch.
Vì sao Việt Nam và Thụy Sỹ bị Mỹ 'gắn mác' thao túng tiền tệ?

Vì sao Việt Nam và Thụy Sỹ bị Mỹ 'gắn mác' thao túng tiền tệ?

Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách những quốc gia có động thái thao túng tiền tệ. Bên cạnh đó, 10 quốc gia khác hiện đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ. Tuy nhiên, NHNN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua chỉ để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Trước cáo buộc của Mỹ, Việt Nam khẳng định không chủ đích thao túng tiền tệ

Trước cáo buộc của Mỹ, Việt Nam khẳng định không chủ đích thao túng tiền tệ

Việc điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, không hạ giá tiền tệ để có lợi thế thương mại không công bằng - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh khi Bộ Tài chính Mỹ cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ.
Thị trường chứng khoán ít bị ảnh hưởng bởi cáo buộc thao túng tiền tệ từ Mỹ?

Thị trường chứng khoán ít bị ảnh hưởng bởi cáo buộc thao túng tiền tệ từ Mỹ?

VN-Index đã có những biến động lớn sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố cáo buộc "thao túng tiền tệ" hướng tới Việt Nam vào ngày 16/12 vừa qua. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây chỉ là biến động do thị trường tiếp nhận thông tin xấu trong ngắn hạn. Về mặt trung hạn, những cáo buộc của Mỹ sẽ không ảnh hưởng gì đến đà tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp