Sở Giao dịch chứng khoán New York - NYSE vừa tuyên bố huỷ niêm yết 3 công ty bao gồm China Mobile, China Telecom Corp và China Unicom Hong Hong. Đây là động thái thực hiện theo sắc lệnh của tổng thống Trump hồi tháng 11/2020.
Sở Giao dịch chứng khoán New York - NYSE vừa tuyên bố huỷ niêm yết 3 công ty bao gồm China Mobile, China Telecom Corp và China Unicom Hong Hong. Đây là động thái thực hiện theo sắc lệnh của tổng thống Trump hồi tháng 11/2020.
Các "đại gia" viễn thông của Trung Quốc này sẽ ngừng giao dịch bắt đầu từ ngày 7/1 đến 11/11. Thông báo từ Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) cho biết, họ đã bắt đầu các thủ tục để huỷ niêm yết với những công ty này.
Một số nhà quản lý quỹ đầu tư định lượng như Renaissance Technologies LLC, Dimensional Fund Advisors LP hay Two Sigma Investments LP từng giữ rất nhiều cổ phiếu của 3 công ty kể trên. Tuy nhiên,cho đến cuối tháng 9, số lượng cổ phiếu mà các quỹ này nắm giữ không còn nhiều.
China Mobile, China Telecom Corp và China Unicom Hong Hong cũng đều là các công ty hiện đang niêm yết tại sàn chứng khoán Hong Kong. Toàn bộ doanh thu của ba công ty này đều đến từ thị trường trong nước và hầu như không có hoạt động nào tại Mỹ trừ việc niêm yết trên NYSE. Mặt khác, số lượng giao dịch của các công ty trên NYSE cũng gặp nhiều hạn chế hơn so với sàn chính tại Hong Kong. Vì vậy, động thái NYSE huỷ niêm yết sẽ chỉ được xem là một "trả đũa" mang tính tượng trưng trong bối cảnh xung đột địa chính trị và thương mại đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump vào hồi tháng 11 đã ký sắc lệnh cấm việc đầu tư vào các công ty của Trung Quốc có dính líu đến quân đội nước này nhằm gây áp lực lên Bắc Kinh. Lệnh này đã cấm các nhà đầu tư chứng khoán của Mỹ mua hoặc bán cổ phần của các công ty Trung Quốc hiện nằm trong "danh sách đen" có sự liên hệ với quân đội do Lầu Năm Góc xác định. Hiện đang có 31 công ty của Trung Quốc nằm trong danh sách này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã đưa ra cáo buộc rằng Mỹ "vu khống ác ý" các chính sách liên kết quân sự - dân sự của quốc gia này đưa ra cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp của họ. Giới quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng đe doạ trả đũa các hành động của chính quyền tổng thống Trump bằng việc lập ra một "danh sách đen" tương tự với các công ty của Mỹ.
Lệnh hành pháp vào hồi tháng 11 đã khiến một loạt công ty của Trung Quốc bị loại khỏi các chỉ số lớn do MSCI, S&P Dow Jones Global Indices và FTSE Russell thiết lập.
Vào tháng 5, Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã hoàn toàn cấm các hoạt động của China Mobile tại nước này. Cho đến tháng 12, FCC cũng ra lệnh loại bỏ tất cả các thiết bị viễn thông do Huawei Technologies sản xuất và đang cân nhắc liệu có cho phép China Telecom được hoạt động trên lãnh thổ Mỹ hay không. Theo hồ sơ giải trình của China Telecom đã gửi FCC vào ngày 8/6, chi nhánh China Telecom đặt tại Mỹ đã khẳng định rằng công ty này độc lập và không chịu sự kiểm soát của quân đội và chính phủ Trung Quốc.
Các sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu, bao gồm NYSE và NASDAQ của Mỹ đã thu hút các công ty Trung Quốc tiến hành IPO trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là lĩnh vực Internet và truyền thông. Trước tình trạng gay gắt giữa 2 quốc gia này, phía sàn chứng khoán Hong Kong đã đưa ra các thay đổi về quy định trong những năm gần đây. Ví dụ như cho phép các công ty có quyền biểu quyết trong việc lựa chọn có bán cổ phiếu hay không, kèm theo củng cố quyền lực cho giới lãnh đạo và quyền lợi đối với các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, qua đó thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại niêm yết trên sàn giao dịch này.
Alibaba Group, JD.Com Inc dù đã IPO ở New York, đều tiến hành niêm yết lần hai tại Hong Kong trong 2 năm qua khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng với hàng loạt vấn đề bao gồm thương mại và Covid-19.