Trong một năm qua ngành ô tô có những chính sách gì nổi bật (Phần 2)

Thứ hai, 04/01/2021 | 09:26 Theo dõi CFĐT trên

Xe bán tải bị coi là xe tải; đề xuất tách Luật GTĐB không được Quốc hội đồng ý; đề xuất giấy phép lái xe hạng A0 được bỏ; cấp chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô đối với người lái xe kinh doanh vận tải,… là những chính sách nổi bật của ngành ô tô ở Việt Nam trong năm qua.

Xe bán tải bị coi là xe tải

chinh-sach-moi-của-nganh-oto-2020-2
Xe bán tải bị coi là xe tải

Từ ngày 1/7/2020, Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 có hiệu lực thi hành sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải đang áp dụng so với quy chuẩn 41/2016.

Theo quy định mới, các dòng xe bán tải xe van có khối lượng chuyên chở cho phép chở từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải; phải tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM.

Cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe con. Khối lượng hàng chuyên chở giới hạn từ 1.500 kg về 950 kg là sự khác nhau giữa định nghĩa cũ và định nghĩa mới.

Đề xuất tách Luật GTĐB không được Quốc hội đồng ý

Sau khi gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về một số nội dung của “hai luật” được tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành là: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.

Kết quả xin ý kiến về việc có tách thành 2 luật hay không, có 110 đại biểu tán thành, chiếm 21,62% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong khi đó, có 302 ý kiến không tán thành việc tách luật, chiếm 62,79% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bộ Công an từng đề xuất tách Luật Giao thông đường bộ ra thành hai dự luật là Luật Giao thông đường bộ; Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trước đó vào giữa năm 2019, đồng thời dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đề xuất luật của Bộ Công an chỉ quy định về hệ thống biển báo hiệu, tốc độ và khoảng cách giữa các xe, quy tắc giao thông, quản lý phương tiện, người lái…và không đề cập đến việc quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX.

Đề xuất giấy phép lái xe hạng A0 được bỏ

chinh-sach-moi-của-nganh-oto-2020-3
Đề xuất giấy phép lái xe hạng A0 được bỏ

Quy định bắt buộc đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện là phải có bằng lái hạng A0 được bỏ tại Dự thảo lần 2 luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Theo đó, GPLX hạng A1 cho người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi đang được ban biên soạn thảo dự thảo luật Giao thông đường bộ (sửa đổi ) điều chỉnh theo hướng cấp giấy phép lái xe.

Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được điều khiển xe máy điện có công suất không vượt quá 4 KW và xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3. Đây là một trong những điểm thay đổi so với dự thảo trước đây khi đối tượng này phải được cấp riêng GPLX hạng A0.

Còn với những người có độ tuổi từ 18 trở lên, những người đã được cấp GPLX hạng bằng lái A1 sẽ được điều khiển loại xe khác có dung tích xy lanh đến 125 cc theo quy định cho GPLX hạng bằng lái A1.

Cấp chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô đối với người lái xe kinh doanh vận tải

Tại Khoản 2 Điều 61 của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) của Bộ Giao thông Vận tải có quy định đối với những người hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải phải được đào tạo nghiệp vụ vận tải và được kinh doanh vận tải.

Nhiều luồng dư luận cho rằng với chủ trương tạo điều kiện tối đa cho cá nhân và doanh nghiệp tham gia kinh doanh, nhưng quy định này có thể gây khó khăn và thêm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Vũ Vũ
Cafe Khởi nghiệp