Những thương vụ m&a nổi tiếng Việt Nam

Thứ ba, 26/12/2023 | 11:31 Theo dõi CFĐT trên

Các thương vụ M&A phổ biến đã được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hiện nay nên hẳn người xem không còn xa lạ gì với thuật ngữ này. Vậy, khái niệm M&A là gì? Những thương vụ M&A nổi tiếng Việt Nam trong thời gian qua sẽ được liệt kê dưới đây.

Khái niệm M&A

M&A có tên đầy đủ LÀ Mergers và Acquisitions nghĩa là sáp nhập và mua lại. M&A là hành động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua việc mua bán, sáp nhập các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc mua bán sáp nhập của 2 doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường kinh tế.

M&A dù được dùng chung nhưng có 2 hành động là sáp nhập và mua lại lại có sự khác biệt:

  • Sáp nhập: Những công ty hoạt động riêng lẻ, độc lập sáp nhập trở thành một doanh nghiệp, các đơn vị này có thể là đối thủ cạnh tranh hoặc có chung nhà cung cấp, khách hàng.

  • Mua lại: Một doanh nghiệp mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp khác, sau đó có thể dành toàn bộ quyền kiểm soát công ty đã mua lại. Hoạt động mua lại thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn, tầm cỡ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và giành quyền kiểm soát.

Kết quả cả 2 hành động M&A là giống nhau nhưng mối quan hệ giữa hai đối tượng có nhiều khác biệt, quyết định việc “sáp nhập" hoặc “mua lại".

Những thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam

Những thương vụ m&a nổi tiếng việt nam có thể kể đến như:

  • Central Group thu mua Big C Việt Nam: Vào năm 2016, Central Group đã tiến hành mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam với tổng giá trị lên đến 1,14 tỷ USD nhằm sở hữu thương hiệu này. Ngoài ra, Central Group còn đầu tư lại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim- Được biết đến là hệ thống phân phối thiết bị điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

  • Tập đoàn Sumitomo Mitsui mua lại 49% vốn FE Credit: Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã có thông báo chính thức về việc hoàn tất chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng hay còn được gọi là (FE Credit) cho doanh nghiệp Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF)- là đơn vị thành viên thuộc tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản – Sumitomo Mitsui Group. VPBank hy vọng việc giảm bớt 50% cổ phần tại FE Credit sẽ giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng các hoạt động kinh doanh ở nhiều phân khúc tiềm năng khác trên thị trường. Ngoài ra, thương vụ M&A này còn đóng góp vào ngân sách nhà nước lên đến 4000 tỷ đồng.

  • ThaiBev và Sabeco: Thỏa thuận M&A giữa ThaiBev- doanh nghiệp nước giải khát có quy mô lớn hàng đầu Đông Nam Á và cũng là doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Thái Lan với Sabeco- Doanh nghiệp chuyên sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn lớn bậc nhất Việt Nam. Thương vụ M&A này được xem là lớn nhất của ngành sản xuất bia châu Á trị giá  4,8 tỷ USD trong việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco. Đây là động thái nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam của “ông chủ" lớn Thái Lan khi Sabeco đang là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nhất nước ta với 41% thị phần.

  • SK Group đầu tư hơn 410 triệu USD vào thương hiệu Vincommerce: Vào đầu tháng 4/2023, tập đoàn SK Group tại Hàn Quốc và Masan Group đã thực hiện ký kết thỏa thuận về việc SK Group thu mua lại 16,26% cổ phần của Vincommerce với tổng giá  trị tiền mặt lên đến 410 triệu USD. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một trong những chiến lược đầu tư của tập đoàn này vào lĩnh vực đang có sức hút và kỳ vọng tăng trưởng bậc nhất tại thị trường Việt.

  • Tập đoàn Shinhan  (Hàn Quốc) thu mua 10% cổ phần Tiki Global: Giữa năm 2022, tập đoàn ShinHan Hàn Quốc đã thu mua 10% Tiki Global với tổng giá trị lên đến 88 triệu USD, trở thành cổ đông chiến lược của thương hiệu Tiki Global cũng như gián tiếp nắm giữ vốn trong trong Công ty TNHH TiKi. Cụ thể, hai công ty con của tập đoàn Shinhan gồm Shinhan Bank và Shinhan Card nắm giữ lần lượt 7% và 3% cổ phần tại sàn thương mại điện tử Tiki.

Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết khái niệm M&A cũng như một số thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam trong thời gian qua. Hy vọng, với những kiến thức trên đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về giao dịch sáp nhập, mua lại của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Nếu khách hàng cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Corporate Counsels - một chi nhánh chuyên về pháp luật doanh nghiệp và đầu tư của Công ty Luật Tranh tụng Lê & Trần để được hỗ trợ tốt nhất.

PV
Theo VnMedia.vn Copy
Ngân hàng không siết tín dụng, vì sao doanh nghiệp bất động sản không thể tiếp cận nguồn vốn?

Ngân hàng không siết tín dụng, vì sao doanh nghiệp bất động sản không thể tiếp cận nguồn vốn?

Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars), thực tế hiện nay, thị trường bất động sản gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển. Các dự án đang triển khai buộc phải dừng, giãn, hoãn vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu, trả lương cho công nhân.
Cafe Khởi nghiệp