Mặc dù giảm nhẹ trong phiên ngày cuối tuần, song dầu thô Brent toàn cầu đã có tuần thứ 8 tăng liên tiếp, giao dịch gần sát mốc 70 USD/thùng. Các nhà đầu tư kỳ vọng giá dầu tăng lên mốc 100 USD/thùng trong bối cảnh rất nhiều yếu tố của OPEC+, Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy thị trường vàng đen này.
Ngày hôm nay, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI lùi nhẹ, đóng phiên giao dịch ở ngưỡng 65,56 USD mỗi thùng. Dầu Brent đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần nhích nhẹ, dừng ở mức 69,23 USD mỗi thùng.
Tuy lùi nhẹ trong phiên cuối tuần, song các nhà phân tích cho rằng đây chỉ là trạng thái phản ứng mang tính ngắn hạn.
Tâm lý chung của thị trường đang giai đoạn “tốt hơn bao giờ hết” khi OPEC+ tiếp tục duy trì mức cắt giảm sản lượng trong tháng 4 tới và nước Mỹ đã bắt đầu triển khai gói hỗ trợ kinh tế 1,9 nghìn tỉ USD.
Giá dầu đang đứng ở ngưỡng cao nhất trong hơn một năm qua trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang trong thời kỳ bảo dưỡng (tháng 3 và tháng 4), tạm ngưng nhập khẩu.
Trước đó, các nhà phân tích cho hay, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm nay đã gần như đủ do trong 2 tháng 10 và 11 năm ngoái, khi giá dầu ở mốc 40 USD mỗi thùng, Trung Quốc đã kịp nhập khẩu dự trữ ồ ạt. Trong năm vừa qua, nước này từng tăng nhập khẩu dầu khi giá xuống dưới mức 30 USD mỗi thùng.
Từ giữa đến cuối năm ngoái, dự báo cho thấy nhu cầu dầu sẽ được cải thiện mạnh mẽ.
Từ sau tháng 4, khi cam kết cắt giảm sản lượng của OEPC+ hết thời hạn và các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc hết thời kỳ bảo dưỡng sẽ quay trở lại sản xuất, cung và cầu dự kiến sẽ tăng vọt. Lúc đó, theo dự báo giá dầu thế giới sẽ được "thiết lập mặt bằng giá mới” ổn định hơn sau hơn một năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Dẫn lời từ CafeF, nhà phân tích kỹ thuật cấp cao Craig Johnson của Piper Sandler cho biết, việc giá dầu tăng gần 40% từ đầu năm 2021 đến nay rõ ràng cho thấy một xu hướng rõ rệt.
Mặc dù giảm, giá dầu vẫn đang đứng quanh ngưỡng 70 USD mỗi thùng và tính chung cả tuần thì gần như đi ngang, bởi vài phiên tăng mạnh trước đó. Hôm 8/3 vừa qua, giá dầu đã vọt lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng sau 7 tuần tăng liên tiếp nhờ việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng OPEC+ nỗ lực cắt giảm sản lượng và triển vọng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2021 khi vắc-xin Covid-19 được tiêm chủng rộng rãi.
Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch and Associates ở Galena, bang Illinois tại Mỹ cho biết: "Nhu cầu đối với các tài sản rủi ro như dầu mỏ tiếp tục được thúc đẩy bởi gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Nhà Trắng và các thông tin lạc quan hàng ngày nhận được về việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19".
Theo chuyên gia Michael Tran nhận định tồn kho xăng càng giảm thì giá xăng càng tăng, điều này sẽ thúc đẩy các nhà máy lọc dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, sẽ kéo giá dầu thô tăng theo. Ông Tran dự báo lượng tồn kho dầu của nước Mỹ có thể sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong mùa hè này và khi đó sẽ đẩy giá dầu tăng lên những mốc cao mới.
Chuyên gia Nancy Tengler của công ty tư vấn đầu tư Laffer Tengler Investments cũng cho biết, việc OPEC có thể duy trì sản lượng ổn định ít nhất tới mùa hè được kỳ vọng sẽ đẩy giá dầu tăng vọt.
Dẫn lời từ Báo mới, chuyên gia của Laffer Tengler cho biết, nhiều khả năng nguồn cung trên thị trường sẽ không tăng cho đến tháng 10 năm nay. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc giá dầu có thể tăng khá nhanh kể từ bây giờ.
Bà Laffer Tengler cũng dự báo giá “vàng đen” có thể đạt khoảng 80 USD mỗi thùng vào mùa hè năm nay và sẽ kéo hầu hết các cổ phiếu ngành dầu mỏ cùng đi lên.
Bà Laffer Tengler tỏ ra thận trọng trong tương lai khi bà đang sở hữu cổ phiếu của Chevron, cổ phiếu Diamondback Energy, cố phiếu Phillips 66 cùng một số cổ phiếu khác.
Theo bà Laffer Tengler, những cổ phiếu trên đều đã tăng đáng kể và đáng chú ý là mức tăng tới 69,5% của cổ phiếu Diamondback trong năm nay. Đến thời điểm thích hợp trong tương lai, bà Laffer Tengler dự kiến sẽ bán đi một số cổ phiếu có đòn bẩy cao neo theo giá dầu và đồng thời giữ những cổ phiếu chất lượng như cổ phiếu Chevron vào nửa cuối năm nay.