Ngăn chặn hành vi lãi thật, lỗ giả của doanh nghiệp FDI: Cần tiến tới hình thành luật chống chuyển giá

Thứ tư, 17/03/2021 | 22:57 Theo dõi CFĐT trên

Tình trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận, chuyển lãi thành lỗ thông qua các thủ thuật chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Ngăn chặn hành vi lãi thật, lỗ giả của doanh nghiệp FDI: Cần tiến tới hình thành luật chống chuyển giá
Ngăn chặn hành vi lãi thật, lỗ giả của doanh nghiệp FDI: Cần tiến tới hình thành luật chống chuyển giá

Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tiến tới hình thành luật chống chuyển giá, tạo nên khung pháp lý cao nhất nhằm phòng, chống hiệu quả hơn nữa tình trạng này. Đây là chia sẻ của Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law Firm với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, trong nhiều năm qua có tình trạng nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn báo lỗ thậm chí lỗ liên tục nhiều năm, nhưng vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh thu vẫn tăng trưởng đều các năm, đang đặt ra nghi vấn lớn về việc các DN FDI lỗ thật hay là hành vi chuyển giá. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trương Anh Tú: Có thể thấy, sau hơn 30 năm mở cửa nền kinh tế, vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là khá rõ nét và đã được khẳng định, như đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường, giải quyết công ăn việc làm…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động của khu vực kinh tế này cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực, trong đó nổi lên là vấn đề chuyển giá nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế của nhiều DN FDI. Biểu hiện của thực trạng này là việc nhiều DN FDI thường xuyên kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm, song lại không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một trong những trường hợp điển hình là Công ty Coca – Cola Việt Nam. Nghi vấn đối với Công ty Coca – Cola cũng đã được cơ quan thuế Việt Nam xác định qua hoạt động thanh tra, theo đó cơ quan thuế đã xác định Công ty Coca – Cola có đã có những vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định, từ đó đã ban hành quyết định truy thu thuế đối với công ty này.

Không chỉ riêng Công ty Coca – Cola mà trên thực tế, kết quả thanh tra của cơ quan thuế đối với các DN FDI có nghi vấn chuyển giá trong thời gian qua cho thấy, nhiều DN FDI có lãi nhưng đã biến lãi thành lỗ thông qua chuyển giá. Cũng qua công tác thanh tra về chuyển giá, mỗi năm cơ quan thuế đã truy thu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng từ xử lý những trường hợp DN FDI có hành vi chuyển giá. Tôi cũng đánh giá rất cao việc cơ quan thuế thời gian qua đã đẩy mạnh công tác này, để đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước và tạo nên một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.

PV: Tình trạng các DN FDI có hành vi chuyển giá để tránh thuế, trốn thuế đã gây ra những hệ lụy như thế nào, thưa ông?

Ông Trương Anh Tú: Có thể thấy tình trạng các doanh nghiệp FDI có hành vi gian lận, chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và ngày càng phổ biến hơn, đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Cụ thể, các DN thực hiện các thủ thuật chuyển giá, chuyển lãi thành lỗ để tránh thuế gây thất thu một khoản lớn ngân sách đáng lẽ có được từ nguồn thuế thu nhập DN của các DN FDI.

Bên cạnh đó, chuyển giá với hình thức khai tăng giá trị nguyên vật liệu đầu vào làm gia tăng giá trị nhập khẩu và giá trị nhập siêu, sẽ gây mất cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán, từ đó gia tăng áp lực giảm giá đối với đồng tiền nội địa… Đặc biệt, với lợi thế về tài chính thông qua chuyển giá, DN FDI có nhiều lợi thế hơn so với DN nội địa, làm nảy sinh sự cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường...

Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm

PV: Trước thực trạng trên, theo ông, có cần có một luật riêng về chống chuyển giá để ngăn ngừa, kiểm soát hành vi chuyển giá của DN FDI?

Ông Trương Anh Tú: Khung khổ pháp lý hiện hành có Luật Quản lý thuế số 38/2019 đã có những quy định liên quan đến giao dịch liên kết để chống chuyển giá và Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, đã tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ và tiến gần với thông lệ quốc tế trong việc kiểm soát chuyển giá… Tuy nhiên, do chưa có luật chống chuyển giá riêng nên các quy định pháp lý liên quan đến công tác chống chuyển giá còn chưa cao, các quy định về kiểm soát định giá chuyển giao còn chưa mang tính hệ thống… Trong khi đó, hành vi gian lận, chuyển giá đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc xác định giá thị trường khách quan để làm rõ giao dịch liên kết là chuyển giá hay không, chưa có quy định cụ thể, dẫn tới cơ quan thuế cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát chuyển giá. Vì vậy, để ngăn ngừa hiệu quả các hành vi này, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tiến tới ban hành luật chống chuyển giá để tạo nên khung pháp lý cao nhất trong việc chống chuyển giá.

Bên cạnh đó, theo tôi, cơ quan thuế cũng cần phải có một cơ sở dữ liệu thông tin giá cả được cập nhật thường xuyên, liên tục với các nước, nhất là những nước có tập đoàn đa quốc gia, công ty mẹ đóng trụ sở và có quan hệ thương mại với Việt Nam. Hay nói cách khác, cơ quan thuế cần phải xây dựng hệ thống dữ liệu xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác với chính phủ các nước nhằm thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, trong đó có thông tin giá cả và thị trường… để phòng, chống hiệu quả hơn nữa hành vi chuyển giá của DN FDI.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo kết quả tổng hợp và phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Tài chính, năm 2019, có tới 12.455 doanh nghiệp FDI báo lỗ, chiếm tỷ lệ 55%, với giá trị lỗ là 131.445 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng doanh thu của số doanh nghiệp này đạt khoảng 847.000 tỷ đồng, tăng gần 12,7% so với năm 2018.

Mạnh Hải
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn Copy
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp