Lượng hàng hóa phục vụ Tết Tân Sửu tăng 7-22% so với năm trước

Thứ tư, 23/12/2020 | 17:20 Theo dõi CFĐT trên
hang-hoa-phuc-vu-Tet
Hàng hóa phục vụ Tết Tân Sửu 2021 tăng 7-22% so với năm 2020

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội, điều này để cân bằng giữa cung và cầu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân sửu 2021. Cùng với đó, Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch gồm chuẩn bị hàng hóa, tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo đó, tính đến hết tháng 11 này, đã có 2 tổ chức tín dụng, 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của TP. Hà Nội và các tỉnh đăng ký tham gia kế hoạch đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô.

Tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Hà Nội ước tính đạt khoảng 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết năm trước. Để sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án đảm bảo sản phẩm thiết yếu đã xây dựng, lượng hàng hóa ký kết tăng 2-3 lần so với thường ngày.

Để đảm bảo lượng hàng hóa đủ cung ứng vào dịp Tết, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông cho biết: “Lượng hàng hóa thiết yếu đã chuẩn bị xong để phục vụ trong 3 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu với tổng giá trị lên đến 5.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2020.

Trong đó, siêu thị sẽ ưu tiên cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết”.

Theo dự báo của Sở Công Thương TP.HCM, nhu cầu thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sẽ tăng ít nhất là 10% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết với kinh phí lên tới 19.679 tỷ đồng, tăng 652,4 tỷ đồng so với nguồn vốn chuẩn bị cho Tết Canh Tý 2020, giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 7.132,6 tỷ đồng.

Để bình ổn giá, các doanh nghiệp và nhà phân phối trên địa bàn cam kết giữ giá sản phẩm. Đồng thời, thực hiện luân phiên các đợt giảm giá cho hàng hóa thiết yếu như bánh kẹo, nước giải khát và thực phẩm tươi sống.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20% chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Bên cạnh đó, ông Trần Duy Đông cũng khuyến cáo: “Sức mua tăng do thu nhập của người dân thời điểm cuối năm tăng và niềm tin khá tốt vào sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hiện, xu hướng người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các hàng hóa chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, các yếu tố này nhà sản xuất, doanh nghiệp nông lâm thủy sản cần chú ý”.

Bộ Công Thương dự báo, các nhà sản xuất, kinh doanh cần lưu ý trong việc chuẩn bị nguồn hàng để cung ứng đủ hàng hóa cho người tiêu dùng. Bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân về hàng hóa thiết yếu sẽ rơi vào những ngày cuối tuần 18, 19 tháng chạp âm lịch và 25, 26 tháng Chạp âm lịch.

Về giá hàng hóa, năm nay các doanh nghiệp bán lẻ đã lên kế hoạch khuyến mại, giảm giá nên sẽ không có biến động lớn về giá. Tại các chợ dân sinh, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống vào những ngày cận tết thường có biến động tăng do nhu cầu thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, do các điểm bán như siêu thị, trung tâm thương mại giữ giá ổn định nên sẽ góp phần kiềm chế mức giá chung tại các chợ dân sinh.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Đến thời điểm này, nguồn hàng cho Tết Dương lịch và Tết Âm lịch không thiếu, sẽ không có tình trạng thiếu hàng hoặc giá cả tăng cao đột biến”.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, để tránh tâm lý tích trữ hàng thì cần đẩy mạnh thông tin truyền thông thời gian trước Tết để người dân nắm được.

Cao điểm kiểm tra hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm

Ngoài chuẩn bị kỹ lưỡng về lượng hàng hóa cho dịp Tết thì công tác quản lý thị trường, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xũng được đẩy mạnh.

Để ngăn chặn tình trạng trên, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: “Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT ngày 24/11/2020 về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời gian triển khai từ ngày 25/11/2020- 25/02/2021”.

Để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thậm chí tăng giá bất hợp lý, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết nguyên đán.

Kiểm tra, kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm, nhóm mặt hàng nông lâm, thủy sản, trong đó tập trung kiểm tra chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đường phố….

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, ông Trần Việt Hùng thông tin: “Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội đẩy mạnh công tác điều tra, nắm tình hình thị trường; lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, đánh mạnh vào các đường dây, ổ nhóm, đầu nậu lớn. Xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm tại các địa bàn trọng điểm như: Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng), Ga Hà Nội, Sân bay Nội Bài, một số kho, bến bãi thuộc quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì...

Lực lượng Quản lý thị trường TP.Hà Nội sẽ đẩy mạnh phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hội chợ Xuân để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng. Tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng lậu, hàng giả gắn liền với mục tiêu ổn định kinh tế, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính trong thời điểm cuối năm”.

Như Quỳnh
Theo VnMedia.vn Copy
Thị trường đồ trang trí Giáng sinh 2020 có gì mới?

Thị trường đồ trang trí Giáng sinh 2020 có gì mới?

Giáng sinh 2020 đang tới rất gần. Đây là thời điểm để người dân bắt đầu mua sắm, trang trí nhà cửa chuẩn bị cho dịp lễ đặc biệt này.
Loạt smartphone sắp bị 'khai tử' ở Việt Nam

Loạt smartphone sắp bị 'khai tử' ở Việt Nam

Galaxy S20 Ultra, iPhone 11 Pro hay iPhone 11 Pro Max hàng chính hãng đang đồng loạt giảm giá và sắp bị "khai tử" ở Việt Nam.
Singapore sẽ mở cửa biên giới và khởi động tuyến du lịch mới

Singapore sẽ mở cửa biên giới và khởi động tuyến du lịch mới

Singapore bị thiệt hại rất lớn do đại dịch Covid-19 khi nền kinh tế của đất nước này phụ thuộc rất lớn vào ngành du lịch. Mở ra một tuyến du lịch mới là hành động cấp bách mà đất nước này hướng tới nhằm xoa dịu đi những thiệt hại sau sự tàn phá của cơn bão đại dịch.
Các nhà mạng Việt Nam và cuộc đua thương mại hóa 5G

Các nhà mạng Việt Nam và cuộc đua thương mại hóa 5G

Mới đây, các nhà mạng như VinaPhone, MobiFone, Viettel được cấp phép thử nghiệm thương mại 5G và đã mở rộng vùng phủ sóng 5G để người dùng trải nghiệm.
Vì sao Việt Nam và Thụy Sỹ bị Mỹ 'gắn mác' thao túng tiền tệ?

Vì sao Việt Nam và Thụy Sỹ bị Mỹ 'gắn mác' thao túng tiền tệ?

Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách những quốc gia có động thái thao túng tiền tệ. Bên cạnh đó, 10 quốc gia khác hiện đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ. Tuy nhiên, NHNN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua chỉ để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Trước cáo buộc của Mỹ, Việt Nam khẳng định không chủ đích thao túng tiền tệ

Trước cáo buộc của Mỹ, Việt Nam khẳng định không chủ đích thao túng tiền tệ

Việc điều hành chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, không hạ giá tiền tệ để có lợi thế thương mại không công bằng - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh khi Bộ Tài chính Mỹ cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp