Dự kiến thương mại toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2021

Thứ năm, 11/02/2021 | 18:32 Theo dõi CFĐT trên

Theo Liên Hợp quốc, sau mức giảm 9% trong năm 2020 do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dự kiến trong quý 1/2021 thương mại toàn cầu sẽ phục hồi chậm.

Dự kiến thương mại toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2021
Dự kiến thương mại toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2021

Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và phát triển cho biết, việc nhiều quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa nhằm ứng phó với dịch bệnh đã khiến thương mại toàn cầu giảm 15% trong nửa đầu năm 2020.

Ở giai đoạn còn lại, thương mại toàn cầu đã phục hồi do thương mại hàng hóa tăng khoảng 8% trong quý 4. Mức tăng này chủ yếu xuất phát từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại khu vực Đông Á, với thương mại hàng hóa tăng 12% trong quý 4 năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại, các nền kinh tế Đông Á đang dẫn đầu quá trình phục hồi với tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và đồng thời giành được thị phần toàn cầu. Ngoại trừ năng lượng và vận tải, hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều phục hồi trong quý 4/2020.

Theo báo cáo WB công bố, nền kinh tế thế giới ước giảm 4,3% trong năm 2020, đây là  mức suy giảm chỉ xảy ra trong cuộc đại suy thoái bắt đầu giữa những năm 1930 và trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ thiệt hại, các nhà kinh tế cần ước tính GDP toàn cầu phát triển như thế nào nếu không có đại dịch Covid-19.

Cụ thể, với dự báo của WB đầu năm 2020 thì GDP toàn cầu sẽ tăng 2,5% trong năm 2020, đạt mức 86.000 tỷ USD. Và so với con số đó, GDP toàn cầu năm 2020 có lẽ đã mất đi 6,6%, tương đương khoảng 5.600 tỷ USD.

Năm 2021, nền kinh tế dù được dự báo sẽ tăng trở lại ở mức 4%, nhưng sẽ vẫn thấp hơn 5,3% so với dự báo của WB trước đại dịch, mất thêm gần 4.700 tỷ USD. Cộng hai con số này, trong năm 2020 và 2021, đại dịch đã gây tổn thất 10.300 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, mọi thứ chưa chắc sẽ được như kỳ vọng khi gần đây đã xuất hiện một số yếu tố có thể trở thành lực cản cho kinh tế toàn cầu trong năm 2021. WB cảnh báo,  triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn “cực kỳ bất ổn” và tăng trưởng GDP có thể chậm lại, còn 1,6%, nếu Covid-19 chưa được khống chế. WB cũng dự kiến GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vẫn thấp hơn 4,4% so với mức mà ngân hàng này dự báo trước đại dịch.

Đầu tiên, nguy cơ lây lan của dịch Covid-19 gia tăng hoặc việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 bị đình trệ.

Thứ hai, nguy cơ gia tăng nợ công tại các quốc gia sẽ trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển vốn có sức chống chọi yếu với các cuộc khủng hoảng do năng lực tài chính có hạn. Khi đó, các quốc gia này sẽ khó có thể tiếp tục duy trì và triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, do đó tăng trưởng sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra.

Đại dịch Covid-19 thời gian qua đã làm nhiều quốc gia hao tổn nguồn lực khiến thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng trầm trọng, do đó nguồn lực để hỗ trợ tăng trưởng cũng ngày càng suy yếu.

Thứ ba, chuỗi cung ứng trong khi cần phải mất thêm thời gian để tái cấu trúc và sắp xếp thì thương mại sẽ chưa thể sớm phục hồi về mức bình thường như trước và nhất là khi cước vận tải đường biển tăng vọt và tình trạng thiếu hụt container rỗng trên toàn cầu ngày càng trầm trọng.

Đó là hệ quả của việc số lượng tàu vận chuyển suy giảm bởi đơn hàng đặt đóng tàu mới trong năm 2020 giảm đến 50%, một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại lao dốc, còn một phần chưa biết nên chọn công nghệ nào cho tàu mới để giảm khí thải lưu huỳnh theo quy định của IMO.

Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng trên toàn cầu bắt đầu từ tháng 12/2020 đến nay ngày càng trầm trọng hơn khiến giá cước vận chuyển bằng container tăng lên mức kỷ lục. Do nhu cầu hàng hóa tăng đột biến tại các tuyến đi Mỹ, châu Âu, tình trạng thiếu container rỗng tại châu Á, việc dỡ hàng hóa bị chậm lại bởi chính sách phong tỏa tại một số nước và sự thay đổi các luồng vận chuyển do tác động của đại dịch Covid-19.

Trong quý đầu tiên của năm 2021, thương mại hàng hóa được dự báo sẽ giảm 1,5%, trong khi thương mại, dịch vụ được dự báo giảm 7%.

Khải Anh
Theo VnMedia.vn Copy
Công nghệ kỹ thuật số là ‘chìa khóa’ giúp kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19

Công nghệ kỹ thuật số là ‘chìa khóa’ giúp kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19

Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền tảng số hóa và công cụ dựa trên công nghệ khác đang mang đến những cơ hội tăng trưởng mới cho doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề tại châu Á - Thái Bình Dương. Đây được xem là “chìa khóa” giúp nền kinh tế châu Á phục hồi trong đại dịch Covid-19.
Giá đồng Bitcoin sẽ cán mốc 100.000 USD/đồng sau quyết định của Elon Musk?

Giá đồng Bitcoin sẽ cán mốc 100.000 USD/đồng sau quyết định của Elon Musk?

Đồng tiền điện tử Bitcoin liên tục tăng trong những ngày qua và thiết lập mức giá kỷ lục mới gần 47.000 USD. Theo các chuyên gia, nhiều công ty khác tại Mỹ có thể làm theo tỷ phú Elon Musk khiến giá đồng Bitcoin này tăng 200%.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới nhờ lạc quan về gói kích thích của ông Joe Biden

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới nhờ lạc quan về gói kích thích của ông Joe Biden

Đóng cửa phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Mỹ đứng ở mức cao kỳ lục ở phiên giao dịch hôm 8/2. Giới đầu tư lạc quan rằng Chính phủ Mỹ sẽ sớm ban hành thêm một gói kích thích tài khóa và tốc độ triển khai vaccine được đẩy nhanh.
Duyệt chi Quỹ Bình ổn giá nhằm khống chế giá xăng dầu

Duyệt chi Quỹ Bình ổn giá nhằm khống chế giá xăng dầu

Chiều ngày 10/2, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã đồng thời quyết định duyệt chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu, từ đó giữ ổn định giá bán các mặt hàng xăng dầu.
Hà Nội ghi nhận thêm 1 bé trai 2 tháng tuổi dương tính với Covid-19

Hà Nội ghi nhận thêm 1 bé trai 2 tháng tuổi dương tính với Covid-19

Sáng 11/2, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), ông Khổng Minh Tuấn cho biết, thành phố vừa ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với Covid-19.
Tình trạng ‘tụt dốc’ của thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2021

Tình trạng ‘tụt dốc’ của thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2021

Cú “tụt dốc” của thị trường ô tô Việt Nam tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp