3 yếu tố liên quan tới nguồn cung, vốn góp phần đẩy lạm phát toàn cầu liên tục tăng trong thời gian qua là chip bán dẫn, phân bón và cước vận tải đang trong xu hướng giảm.
3 yếu tố liên quan tới nguồn cung, vốn góp phần đẩy lạm phát toàn cầu liên tục tăng trong thời gian qua là chip bán dẫn, phân bón và cước vận tải đang trong xu hướng giảm.
Theo Bloomberg, lạm phát toàn cầu có thể đã đạt đỉnh khi 3 yếu tố liên quan tới nguồn cung, vốn góp phần đẩy lạm phát toàn cầu liên tục tăng trong thời gian qua là chip bán dẫn, phân bón và cước vận tải đang trong xu hướng giảm.
Giá chip bán dẫn, thước đo chi phí một loạt các sản phẩm điện tử, thấp hơn 14% so với giữa năm 2021. Cước vận chuyển container cũng giảm 26% kể từ tháng 9/2021, thời điểm giá cước vận tải đạt đỉnh lịch sử. Cuối cùng là giá phân bón đang thấp hơn 24% so với thời điểm tháng 3/2022.
Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 5 sẽ chỉ tăng 6,5%, thấp hơn 1,5% so với tháng trước đó.
Những dấu hiệu trên cho thấy lạm phát hàng hóa nhập khẩu trên toàn cầu sẽ giảm xuống. Ngoài ra, cước vận tải thấp hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn, phản ánh nhiều nút thắt chuỗi cung ứng được gỡ bỏ, sẽ giúp củng cố nhận định giá cả sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay.
Trên thế giới, lạm phát tại khu vực đồng tiền chung Euro đã vượt 8%. Lạm phát ở Mỹ được dự báo tiếp tục trên mức này khi các số liệu tháng 5 được công bố ngày 10/6. Áp lực lạm phát cũng gia tăng ở châu Á. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng trung ương khắp thế giới đang gấp rút có động thái để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, kể cả khi nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất, các nhà kinh tế cho rằng lạm phát toàn cầu đã bước qua đỉnh điểm, dù sẽ có độ trễ trước khi việc giá vật liệu thô giảm được thể hiện ở giá cả mà người tiêu dùng phải trả.
Dù không nhiều người dự báo giá cả sẽ trở về mức trước đại dịch trong ngắn hạn, một số doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ như Walmart Inc. đang vật lộn để giải phóng hàng tồn kho cồng kềnh. Nhờ đó, áp lực nguồn cung được giảm bớt và sẽ là cơ sở để các ngân hàng trung ương giảm tốc độ chu kỳ thắt chặt của mình.
“Lạm phát ở một số nơi trên thế giới dù vẫn chưa đạt đỉnh, ít nhất cũng đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy chúng ta có ta có thể không cách quá xa đỉnh điểm, ở đó chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lạm phát thực tế bắt đầu giảm”, Khoon Goh, trưởng bộ phận nghiên cứu Châu Á tại Australia & New Zealand Banking Group, có trụ sở tại Singapore, nhận định.