Những điểm nổi bật của đồ án quy hoạch đô thị bên bờ sông Hồng

Thứ sáu, 12/03/2021 | 14:09 Theo dõi CFĐT trên

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng lần này không để doanh nghiệp tham gia mà hoàn toàn do nhà nước làm, tiếp cận theo hướng thuận thiên “nước vào rồi lại ra; là trục vành đai xanh, không chất tải các tòa cao ốc dọc sông Hồng và “bất khả xâm phạm bờ đê”…

quy-hoach-do-thi-ben-bo-song-hong

Như VnMedia đã đưa tin, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000, đoạn từ cầu Hồng Hà (thuộc huyện Đan Phượng) đến cầu Mễ Sở (nút giao giữa đường quốc lộ 1A và vành đai 4 nằm trên địa bàn huyện Thường Tín) dự kiến sẽ được Thành phố phê duyệt, ban hành vào tháng 6/2021.

Trao đổi với báo chí về điểm đột phá trong dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng sáng nay 11/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, quan điểm là “bất khả xâm phạm bờ đê sông Hồng”.

Đường hai bên đê được được coi như một đập tràn, hai đường chạy song song. Nếu xác suất 500 năm nước lũ vượt quá bờ đê, thì cũng chỉ tràn vào khu quy hoạch, không ảnh hưởng đến thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, theo đồ án quy hoạch, các công trình hai bên sông được thiết kế với công năng chống lũ theo hướng thuận tiện, nước vào rồi lại ra. Như vậy, việc quy hoạch thủy lợi tích hợp trong quy hoạch này hoàn toàn chấp hành Quyết định 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Có nghĩa là thoát lũ vẫn là nhiệm vụ ưu tiên số 1.

Một điểm đáng chú ý, đó quy hoạch lần này do nhà nước làm, không giao cho một doanh nghiệp nào.

Nói về việc phát huy tiềm năng lợi thế cho sự phát triển của Thủ đô thông qua bản quy hoạch, Bí thư Thành ủy cho rằng, quy hoạch được thông qua và được triển khai sớm sẽ đảm bảo vấn đề sinh kế hàng triệu người dân sống hai bên sông. Đây là một trong những điểm nghẽn lâu nay thành phố vẫn luôn muốn tháo gỡ.

Ông Vương Đình Huệ cũng khẳng định, quy hoạch được triển khai sẽ giúp bộ mặt đô thị khang trang hơn và tạo được quỹ đất để phát triển.

“Thành phố với điểm nhấn là dòng sông ở giữa, với hành lang xanh, một đô thị đẹp, văn minh, hiện đại. Trước đây sông Hồng cận biên là phía Bắc, bây giờ theo tư duy quy hoạch mới, trục giữa nằm giữa lòng sông Hồng, từ đó phát triển hài hòa 2 bên bờ sông.

Bí thư Thành ủy cũng chia sẻ quan điểm quy hoạch phải đi trước một bước. Nếu hoàn thành quy hoạch sông Hồng, sông Đuống và 4 quận nội đô thì sẽ hoàn thành 100% quy hoạch 1259 đã bị đình trệ trong thời gian dài (Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2011 – PV)

Theo Bí thư Thành ủy, từ năm 1954 đến nay đã có 7 lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô đều nói đến sông Hồng, nhưng nay mới thành hiện thực do có sự thay đổi trong cách tiếp cận, theo nguyên tắc là thuận thiên, lấy phòng chống lũ và chỉnh trị sông Hồng là mục tiêu hàng đầu và tham khảo cả những đề án nghiên cứu của Hà Lan, Hàn Quốc.

“Hàn Quốc trước đây chú trọng vào thành phố hiện đại với nhà cao tầng vì lúc đó Hà Nội chưa được mở rộng địa giới hành chính, diện tích rất hẹp. Nhưng bây giờ mở rộng địa giới hành chính bao gồm cả các huyện của Hà Tây cũ nữa thì không gian phát triển của Hà Nội rất rộng nên không việc gì chất tải các công trình lên dọc sông Hồng.” – Bí thư Thành ủy giải thích.

Theo ông Vương Đình Huệ, quy hoạch đô thị sông Hồng lần này được thực hiện theo hướng trục vành đai xanh, cảnh quan đô thị, nhấn mạnh văn hóa đặc sắc của sông Hồng, tạo không gian hài hòa để phát triển cho cả 2 bên dòng sông, không phải là nơi chất tải các công trình.

Đố với hiện trạng cư dân 2 bên bờ sông Hồng hiện rất phức tạp, Bí thư Thành ủy cho biết, vấn đề này không chỉ nằm trong phạm vi quy hoạch đoạn sông Hồng dài 40 km (từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) mà ở cả đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội dài 118 km.

“Hiện nay Thành phố đang nghiên cứu, xây dựng tích hợp cả quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng chống lũ để từng bước giải quyết. Sau khi quy hoạch sông Hồng chính thức được phê duyệt, Thành phố sẽ có phân loại danh mục công trình cơ sở của cả người dân và tài sản công dọc tuyến này để có chính sách phù hợp.”- Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ thông tin.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội sắp xây dựng thêm 5 khu đô thị nhà ở xã hội

Hà Nội sắp xây dựng thêm 5 khu đô thị nhà ở xã hội

Hà Nội sẽ giao các nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu và lập quy hoạch chi tiết cho dự án xây dựng 5 khu đô thị nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn thành phố với tổng diện tích khoảng hơn 301 héc-ta đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đô thị Sông Hồng sẽ trải dài từ Đan Phượng đến Thường Tín

Đô thị Sông Hồng sẽ trải dài từ Đan Phượng đến Thường Tín

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000, đoạn từ cầu Hồng Hà (thuộc huyện Đan Phượng) đến cầu Mễ Sở (nút giao giữa đường quốc lộ 1A và vành đai 4 nằm trên địa bàn huyện Thường Tín) dự kiến sẽ được Thành phố phê duyệt, ban hành vào tháng 6/2021.
Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất sẽ sớm được khởi công

Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất sẽ sớm được khởi công

Dự án xây nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có thể sẽ được khởi công trong tháng 10/2021 sau khi được giao đất.
Nhà đầu tư đua nhau đầu tư tiền ảo, Bitcoin áp sát đỉnh kỷ lục

Nhà đầu tư đua nhau đầu tư tiền ảo, Bitcoin áp sát đỉnh kỷ lục

Nhà đầu tư đua nhau đầu tư tiền ảo, Bitcoin áp sát đỉnh kỷ lục thiết lập vào tháng trước. Việc kế hoạch ký thành luật gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD được hoàn tất để đưa vào thực thi khiến giới đầu tư hưng phấn, mạnh tay mua vào những tài sản có độ rủi ro cao hơn.
Động lực nào giúp giá dầu hôm nay tăng vọt?

Động lực nào giúp giá dầu hôm nay tăng vọt?

Giá dầu hôm nay tăng vọt nhờ dự báo lạc quan của OECD về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, trong đó dầu Brent tăng vọt lên ngưỡng 70 USD/thùng.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là một trong mười đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới. Và cũng là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực châu Phi và Trung Đông. Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng mạnh theo 2 tháng đầu năm
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp