Lễ Phục Sinh là gì và rơi vào ngày nào năm nay?

Thứ bảy, 03/04/2021 | 08:34 Theo dõi CFĐT trên

Lễ Phục sinh là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với người theo đạo Kitô giáo. Vậy Lễ Phục Sinh là gì và diễn ra vào ngày nào năm nay?

Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào? Lễ Phục Sinh là gì?
Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào? Lễ Phục Sinh là gì?

Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào?

Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào? Lễ Phục Sinh là ngày lễ không có thời gian cố định. Để tính ngày lễ Phục Sinh, người ta cần căn cứ vào các yếu tố như sau: Lễ Phục Sinh bắt buộc phải vào ngày Chủ Nhật; Lễ Phục Sinh phải đứng sau ngày rằm (tức là ngày trăng tròn); Ngày rằm ấy phải đứng kề sau Tiết Xuân phân.

Như vậy, Lễ Phục Sinh năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, ngày 4/4/2021 Dương lịch.

Lễ Phục Sinh là gì?

Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Giê su) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Chúa Giê su được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Cái chết thê thảm của Chúa Giê su là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, Lễ Phục Sinh cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Lễ Phục Sinh có tên tiếng Anh là Easter Day, ý nghĩa của Lễ Phục Sinh ở Việt Nam và nước ngoài hoàn toàn giống nhau. Lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa.

Lễ Phục Sinh được cho là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (đạo Công giáo, đạo Chính thống giáo, đạo Tin lành, đạo Anh giáo). Thời xa xưa, người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest/spring festival) hay là "Ostarum", người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/Easter" nguồn gốc từ chữ “Ost/East” hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày Lễ Phục Sinh là "Paschafest". Người Ai Cập gọi Lễ Phục Sinh là "Osterlamm/paschal lamb", họ sẽ giết cừu vào ngày rằm đầu tiên mùa xuân để ăn mừng việc được giải phóng khỏi sự đàn áp, giải thoát khỏi thân phận nô lệ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Phục Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Phục Sinh, Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Phục Sinh, Lễ Phục Sinh năm nay ngày nào?

Nguồn gốc Lễ Phục Sinh

Tương truyền rằng, con cháu của AdamEva (tổ tiên của loài người theo đạo Thiên Chúa) sau khi phạm tội và bị đuổi khỏi vườn địa đàng đã sinh sôi, nảy nở khắp mặt đất. Với các tội lỗi đã gây ra, họ mất ơn nghĩa với Chúa. Tuy nhiên, bởi vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã sai Chúa Giê su hạ phàm và chịu chết trên thập giá để cứu nhân gian.

Chúa Giê su bắt đầu rời quê hương nơi ngài sinh ra vào năm 30 tuổi và bắt đầu rao giảng tin mừng. Trong một lần vào thành Jerusalem đúng dịp lễ Vượt Qua (nghi lễ của người Do Thái), Chúa Giê su đã được dân chúng đón tiếp bằng lá cây lót đường và vẫy tay mừng. Chúa Giê su thực hiện nghi thức rửa chân cùng các môn đồ và dùng bữa tối cuối cùng vào ngày thứ 5. Ngay trong buổi tối hôm đó, Chúa Giê su bị bắt theo lệnh của Tòa Công luận.

Tòa Công luận đã cáo buộc ngài tội phạm thượng và giao cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin án tử hình. Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh ngài vào ngày thứ 6 dưới áp lực quá lớn của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái.

Tuy nhiên, khi tới thăm mộ của Chúa Giê su, người ta chỉ thấy ngôi mộ trống rỗng. Vì vậy, các Kitô hữu tin rằng Chúa Giê su đã sống lại 3 ngày sau đó (tức ngày Chủ Nhật). Sự kiện này đã được đề cập đến theo thuật ngữ của Kitô giáo là Sự phục sinh của Chúa Giê su.

Ý nghĩa của Lễ Phục Sinh

Trong tâm niệm của những  người theo đạo Thiên Chúa, sự hồi sinh của Chúa Giê su sau khi bị chết trên thập tự giá đã khiến cho Chúa Giê su trở thành người có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Đây là điều mà người theo đạo Thiên Chúa xướng lên hằng năm trong dịp Lễ Phục sinh.

Với họ, Chúa Giê su và ngày Lễ Phục Sinh như một biểu tượng cho sự hồi sinh, mang lại cho họ sự sống mới.

Ngày Lễ Phục Sinh diễn ra vào mùa Xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở nên lại càng tiếp thêm sức mạnh để những người theo đạo này tin vào những điều tốt đẹp và cả những sự hồi phục kỳ diệu, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.​

Tuệ Lâm
Cafe Khởi nghiệp