Japan’s Fast Retailing, chủ sở hữu của thương hiệu Uniqlo đã báo cáo lợi nhuận 6 tháng qua tăng 23% và tăng ước tính lợi nhuận cả năm.
Japan’s Fast Retailing, chủ sở hữu của thương hiệu Uniqlo đã báo cáo lợi nhuận 6 tháng qua tăng 23% và tăng ước tính lợi nhuận cả năm.
Thương hiệu Uniqlo là một trong những nhà bán lẻ kiên cường nhất trong đại dịch COVID-19, sự tập trung của Uniqlo vào Trung Quốc và Nhật Bản đã giúp họ thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất trong cuộc suy thoái xảy ra ở Mỹ và Châu Âu.
Fast Retailing cho biết lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là 168 tỷ yên (1,53 tỷ USD) trong 6 tháng tính đến tháng 2, cao hơn nhiều so với 136,7 tỷ yên một năm trước đó. Công ty đã nâng dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm lên 255 tỷ yên từ 245 tỷ yên. Ước tính trung bình trong một cuộc thăm dò ý kiến của 15 nhà phân tích của Refinitiv là 262,9 tỷ yên.
Trong thời gian xảy ra đại dịch, thương hiệu Uniqlo đã bán rất chạy đối với sản phẩm khẩu trang và nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với quần chạy bộ mặc ở nhà và các trang phục thoải mái khác. Tuy nhiên, công ty hiện đang đối phó với các cuộc khủng hoảng ở Myanmar và Trung Quốc có thể sẽ làm đảo lộn chuỗi cung ứng và một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất của họ.
Hỏa hoạn đã bùng phát tại hai trong số các nhà máy đối tác của Fast Retailing ở Myanmar vào tháng trước trong bối cảnh bất ổn sau cuộc đảo chính quân sự. Công ty đã phải tạm dừng hoạt động tại một số cơ sở trong nước do các điều kiện thiết quân luật.
Tại Trung Quốc, công ty và các thương hiệu phương Tây khác đang phải đối mặt với phản ứng rất dữ dội của chính quyền nước này. Fast Retailing điều hành khoảng 800 cửa hàng Uniqlo tại đại lục, tương đương với thị trường quê hương Nhật Bản.
Các thương hiệu phương Tây bao gồm H&M, Burberry, Nike và Adidas đã bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay trong thời gian qua. Năm đại sứ thương hiệu cho Fast Retailing tại Trung Quốc đã nghỉ việc.