Hệ thống pháp lý về bất động sản đang là 'điểm nghẽn' của thị trường

Chủ nhật, 17/01/2021 | 18:01 Theo dõi CFĐT trên

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản vẫn luôn gặp khó khăn trong vòng 5 năm qua và đại dịch Covid-19 chỉ là yếu tố làm cho những khó khăn của thị trường trầm trọng hơn. 

Điểm nghẽn lớn nhất đối với thị trường bất động sản Việt Nam là cơ chế chính sách, sự chậm chân của luật cùng với những bất cập trong vấn đề về pháp lý.

he-thong-phap-ly-ve-bat-dong-san-dang-la-diem-nghen-cua-thi-truong3
Hệ thống pháp lý về bất động sản tồn tại nhiều chồng chéo, bất cập

Việc tồn tại những chồng chéo trong các luật như Luật Nhà ở, Luật Đất đai đã và đang khiến cho thị trường rơi vào bế tắc. Một ví dụ mà nhiều nhà đầu tư dự án gặp vướng mắc là Luật Đất đai quy định nhà đầu tư có thể mua các loại đất khác nhau trong khi Luật Nhà ở quy định dự án phải có đất thổ cư 100%.

Từ năm 2018, thị trường đã bị thu hẹp lại khi chứng kiến sự sụt giảm về nguồn cung, mà một trong những nguyên nhân quan trọng chính là điểm nghẽn trong hệ thống pháp lý .

Đồng quan điểm, tại tọa đàm “Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - GS. Đặng Hùng Võ, cũng cho rằng, hệ thống pháp lý về bất động sản đang là mối quan tâm chung của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. 

Một số nghị định vẫn chỉ định tính mà chưa định lượng, việc hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ thiếu chi tiết đã khiến các doanh nghiệp lúng túng.

Mới đây, Nghị định 148 đã được ban hành nhằm sửa một số điều trong Luật Đất đai. Tuy nhiên, nghị định này vẫn chưa lấp đầy được khoảng trống trong hệ thống pháp lý về bất động sản, vẫn chưa bao phủ hết những vấn đề của Luật Nhà ở, Luật Đất đai. 

Chuyên gia kinh tế cho rằng Nghị định 148 được ban hành vì chưa thể sửa được Luật Đất đai 2013. Nếu nghị định này được ban hành sớm hơn vào khoảng năm 2014, sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề, tuy nhiên, muộn vẫn hơn không. Cuối cùng nếu muốn tháo gỡ tất cả những vướng mắc đang tồn tại trên thị trường vẫn phải sửa Luật Đất đai.

“Rủi ro từ khách quan thì khó để kiểm soát, tuy nhiên rủi ro từ chủ quan (các vấn đề pháp luật) thì có thể chủ động giải quyết, tại sao vẫn luẩn quẩn, không thoát hẳn ra được”, ông Võ đặt câu hỏi và tiết lộ thêm, Thủ tướng từng ít nhất là 4 lần hối thúc việc sửa luật bằng các văn bản chỉ đạo điều hành hoặc phát biểu trong các hội nghị tuy nhiên cho đến nay, mọi việc vẫn đang giậm chân tại chỗ.

he-thong-phap-ly-ve-bat-dong-san
Năm 2021 vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nếu mạnh tay sửa đổi hệ thống pháp lý về BĐS

Trong khi đó, chính những khoảng trống này gây ra những 'khuyết tật' trong lòng nhà đầu tư, doanh nghiệp lưỡng lự tham gia vào thị trường, thị trường bất động sản thiếu vắng nguồn cung mới do "tắc nghẽn" thủ tục pháp lý.

Nguồn cung bất động sản mới trên thị trường Việt Nam hiện đang giảm mạnh. Trong 2 năm 2019 và 2020, số dự án bất động sản mới tại TP.HCM và Hà Nội đã giảm đi 10 lần. Điều này đã khiến giá bất động sản tăng mạnh. Hơn nữa, do lệch pha cung cầu nên nguy cơ bong bóng thị trường là rất lớn, nhiều nhà đầu cơ bất động sản đang găm hàng chờ tăng giá, ông Võ nhận định.

Thị trường bất động sản năm 2021 sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn khi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Tuy nhiên, ông Võ cho rằng, nếu Luật Đất đai và hệ thống pháp lý về bất động sản chưa được thay đổi, những rủi ro pháp lý trên thị trường vẫn kề cận. Điều này dễ làm hỏng thị trường và làm tuột mất cơ hội của các nhà đầu tư. 

Nếu như muốn có động lực mới cho thị trường bất động sản từ năm 2021 trở đi, câu chuyện sửa luật để bù lấp khoảng trống cần phải làm mạnh tay hơn. 

Hải Hùng
Theo VnMedia.vn Copy
Luật Đất đai cần phải được sửa ngay trong nhiệm kỳ mới

Luật Đất đai cần phải được sửa ngay trong nhiệm kỳ mới

Đây chính là nhận định của TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM). Ông cho rằng Luật Đất đai cần được sửa vì nó mang đến nhiều mâu thuẫn xã hội.
Đất nền tại Bình Dương đang là 'điểm nóng'

Đất nền tại Bình Dương đang là 'điểm nóng'

Năm 2020, thị trường bất động sản tại TP. HCM vẫn đang duy trì đà sụt giảm ở hầu hết các phân khúc. Tuy nhiên, các vùng phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai... đặc biệt là đất nền tại Bình Dương đang có sự phát triển rất đáng chú ý.
Đầu tư 6.800 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kết nối với sân bay Long Thành 

Đầu tư 6.800 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kết nối với sân bay Long Thành 

Đồng Nai đã kế hoạch xây mới và mở rộng nhiều tuyến đường với tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng, nhằm mục đích đẩy mạnh giao thông từ các huyện đến sân bay Long Thành.
Nối lại các chuyến bay từ Moskva - Hà Nội

Nối lại các chuyến bay từ Moskva - Hà Nội

Vào hôm 16/1, Trung tâm phòng chống dịch Covid-19 Nga cho biết, quốc gia này sẽ nối lại các chuyến bay với tần suất vài chuyến mỗi tuần đến Việt Nam, Ấn Độ, Phần Lan, Qatar từ ngày 27/1/2021 tới.
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ việc giá cước vận tải biển tăng cao

Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ việc giá cước vận tải biển tăng cao

Trước tình hình giá cước vận tải biển đang tăng cao, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và xử lý việc tăng giá bất hợp pháp.
Người đàn ông lập kỷ lục thi trượt bằng lái xe 157 lần

Người đàn ông lập kỷ lục thi trượt bằng lái xe 157 lần

Tại Anh, một người đàn ông đã vượt qua được bài kiểm tra lý thuyết sau khi thi trượt bằng lái xe tới 157 lần. Để cầm trên tay tấm bằng lái xe, người này đã phải chi tổng cộng 90 triệu đồng.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp