Các nhà kinh tế đều mong đợi việc thắt chặt tiền tệ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống và kinh tế thì có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Các nhà kinh tế đều mong đợi việc thắt chặt tiền tệ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống và kinh tế thì có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Những động thái tăng lãi suất “khủng” gần đây dường như đã kiềm chế được lạm phát kỷ lục và các quan chức cũng hiểu về nguy cơ suy thoái ngày càng tăng.
Sau cuộc họp gần đây nhất của các Ngân hàng Trung ương và tình trạng lạm phát tại Mỹ sụt giảm xuống ngưỡng 7.7% vào tháng 10, thị trường đang tính đến khả năng cao về một đợt tăng lãi suất khiêm tốn hơn.
James Pomeroy, một nhà kinh tế tại HSBC, cho biết Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) đã phát đi một “tín hiệu rõ ràng” rằng, “chúng ta nên tiến tới một giai đoạn thắt chặt với tốc độ chậm hơn”.
Bà Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Capital Economics, cho biết các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tin rằng các đợt thắt chặt mạnh mẽ đang có ảnh hưởng đến giá tiêu dùng.
“Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất do nhiều nền kinh tế đang suy yếu, áp lực giá cả trong nước giảm và lãi suất đang cao hơn hoặc tới mức cân bằng nơi hoạt động kinh tế không bị hạn chế hay thúc đẩy”, bà Jennifer McKeown bổ sung.
Capital Economics kỳ vọng, hầu hết trong số 20 Ngân hàng Trung ương mà họ đang theo dõi sẽ tăng lãi suất ở mức 50 hoặc 25 điểm cơ bản.
Xem thêm: Các quan chức Fed xem xét sớm giảm tốc độ tăng lãi suất
Bên cạnh đó, các nhà quan chức làm việc tại Ngân hàng Trung ương theo đuổi quan điểm diều hâu đã giành “chiến thắng” vào mùa thu năm 2022, và nâng lãi suất với tốc độ kỷ lục chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Kể từ tháng 8/2022, 20 Ngân hàng Trung ương hàng đầu đã tăng lãi suất tổng cộng 11 điểm %.
Ở diễn biến ngược lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) lại chưa từng tăng lãi suất kể từ năm 2007 và dự kiến sẽ không tăng lãi suất trong tương lai.
Chỉ riêng Fed, ECB, BoE và Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất tổng cộng 5,5 điểm phần trăm trong khoảng thời gian này với mỗi ngân hàng trên đều nâng lãi suất 75 điểm cơ bản ít nhất một lần.
Ông Ben May, nhà kinh tế toàn cầu tại Oxford Economics, cho biết: “Với lãi suất chính sách giờ đây gần với điểm cân bằng hoặc mức “trung tính” và hoạt động kinh tế đang yếu đi, “luận điểm về việc giảm tốc thắt chặt chính sách đã trở nên mạnh mẽ hơn”.
Ngoài ra, có nhiều tín hiệu cho thấy sản lượng đang suy yếu. Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) của S&P Global báo hiệu sự sụt giảm của Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro vào tháng 10. Chỉ số toàn cầu về đơn hàng mới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ mùa xuân năm 2020, giữa lúc dịch COVID lên đỉnh điểm.
Mức độ niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ở gần mức thấp kỷ lục tại nhiều quốc gia do lạm phát cao và chi phí đi vay tăng sau nhiều đợt tăng lãi suất lớn, ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp.
Do đó, nhiều nhà kinh tế đang xem xét hạ dự báo tăng trưởng của năm 2023 với những quốc gia giàu có nhất, đồng thời dự đoán sản lượng tại Đức, Ý và Anh đều sụt giảm.
Xem thêm: Fed: Đã đến lúc bắt đầu nói về giảm tốc độ tăng lãi suất
Số ca Covid-19 tại Việt Nam Lây nhiễm cộng đồng từ 27/4