Việt Nam ‘hút’ 5,46 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2021

Thứ năm, 25/02/2021 | 07:02 Theo dõi CFĐT trên

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/2/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam ‘hút’ 5,46 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2021
Việt Nam ‘hút’ 5,46 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2021

Theo đó, dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 126 dự án, tương ứng giảm 74,8% so với cùng kỳ năm 2020, tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 115 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tương ứng giảm 23,8% so với cùng kỳ 2020, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tương ứng tăng 2,5 lần so với cùng kỳ 2020.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 445 lượt điều chỉnh và góp vốn cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ 2020, tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ 2020.

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt sau tác động của dịch bệnh Covid-19. Minh chứng bằng việc vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm tăng 2% so với cùng kỳ 2020.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2021, sự chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 đã ảnh hưởng tới tình hình cấp mới cũng như điều chỉnh các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam đã làm ảnh hưởng tới việc đi lại cùng các quyết định đầu tư mới và mở rộng dự án của các nhà đầu tư. Do vậy, số dự án cấp mới, điều chỉnh vốn cũng như điều chỉnh và góp vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm so với cùng kỳ 2020.

Số dự án điều chỉnh vốn tuy giảm song quy mô vốn điều chỉnh tăng, từ 4,2 triệu USD/lượt trong 2 tháng năm 2020 lên gần 14 triệu USD/lượt trong 2 tháng năm 2021. Việc này đã làm cho tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng lên gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2020. Vốn đăng ký mới và GVMCP tuy vẫn giảm, tuy nhiên mức độ giảm này đã được cải thiện.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến và ngành chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư lên đến 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký mới. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 153 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 1.64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo đó là các quốc gia Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ.

Các dự án lớn trong 2 tháng đầu năm 2021 gồm: Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II của Nhật Bản, tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD. Dự án LG Display Hải Phòng của Hàn Quốc, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD. Dự án chế tạo lốp xe Radian của Trung Quốc tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam của Singapore, vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang...

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 43 tỉnh, thành phố, trong đó Cần Thơ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,31 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 918 triệu USD, chiếm tới 16,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Giang đứng thứ ba với gần 573 triệu USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, TP. HCM,…

Kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 38,07 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ, chiếm 76,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 37,9 tỷ USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ, chiếm 75,7% kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 31,6 tỷ USD, tăng 31,2% so cùng kỳ và chiếm 66,6% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 6,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 6,3 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu 3,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 2,6 tỷ USD.

Ngọc Hạnh
Theo VnMedia.vn Copy
Xuất khẩu nửa đầu tháng 2/2021 tăng mạnh, xuất siêu gần 3 tỷ USD

Xuất khẩu nửa đầu tháng 2/2021 tăng mạnh, xuất siêu gần 3 tỷ USD

Dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng xuất khẩu nửa đầu tháng 2/2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng đáng ghi nhận giúp duy trì được con số xuất siêu gần 3 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 có thể đạt 8,8 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 có thể đạt 8,8 tỷ USD

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD, tương đương tăng gần 5%.
TP. HCM sẽ cấm toàn bộ xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh từ 2025

TP. HCM sẽ cấm toàn bộ xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh từ 2025

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM vừa có đề xuất gửi UBND thành phố về phương án điều chỉnh, tổ chức lưu thông áp dụng với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh (xe 3-4 bánh tự chế) trên địa bàn thành phố.
Bitcoin tăng giảm thất thường, thị trường diễn biến khó lường

Bitcoin tăng giảm thất thường, thị trường diễn biến khó lường

Sau khi nhận được lời khen từ bà Cathie Wood, một nhà quản lý đầu tư có tiếng đến từ Ark Investment Management, Bitcoin bắt đầu hồi phục sau khoảng thời gian một tuần tăng giảm thất thường. Hiện đồng tiền ảo này đang ở ngưỡng 51.000 USD.
Lạng Sơn đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ Hà Nội 

Lạng Sơn đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ Hà Nội 

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn nêu ý kiến về dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Trong đó, tỉnh đề xuất quy hoạch tuyến Hà Nội - Đồng Đăng là đường sắt tốc độ cao.
Cần bao lâu để ngành bia hồi phục?

Cần bao lâu để ngành bia hồi phục?

Ngành bia năm 2020 chịu khó khăn kép do tác động của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Dự báo, đến năm 2022, ngành bia hồi phục trở lại như thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp