Nhiều năm khốn đốn ở thị trường thế giới, H&M kinh doanh tại Việt Nam như thế nào?

Thứ bảy, 03/04/2021 | 15:46 Theo dõi CFĐT trên

Trước khi tiến vào thị trường Việt Nam, H&M từng khốn đốn vì làn sóng tẩy chay và hiệu quả kinh doanh sa sút ở thị trường thế giới.

Nhiều năm khốn đốn ở thị trường thế giới, H&M kinh doanh tại Việt Nam như thế nào? (Ảnh: VnExpress)
Nhiều năm khốn đốn ở thị trường thế giới, H&M kinh doanh tại Việt Nam như thế nào? (Ảnh: VnExpress)

H&M đã kinh doanh ở thị trường Việt Nam như thế nào?

H&M là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với mặt hàng thời trang giá rẻ dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hoạt động tại 68 quốc gia với hơn 4.500 cửa hàng. Vào hồi năm 2015, nhãn hiệu tuyển dụng khoảng 132.000 nhân viên. Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara).

Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. Không giống với các thương hiệu thời trang khác, H&M thành lập công ty tại Việt Nam và hoạt động như một chi nhánh với đội ngũ quản lý, nhân sự riêng.

Doanh thu của H&M tại Việt Nam trong năm 2019 là hơn 1.100 tỷ đồng, với lợi nhuận gộp lên tới 730 tỷ đồng. H&M cứ thu 10 đồng ở Việt Nam thì lãi 6 đồng rưỡi, chưa gồm chi phí mặt bằng, nhân viên.

H&M, hay Hennes & Mauritz là hãng thời trang được thành lập tại Thụy Điển vào năm 1947, H&M sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm Monki, Weekday, Cheap Monday, và COS.

Chiến lược của H&M là đưa ra những sản phẩm được quảng cáo là hợp tác thiết kế với những tên tuổi lớn của ngành thời trang thế giới, như Versace và Alexander Wang. Những sản phẩm này xuất hiện tại cửa hàng đã giúp H&M gia tăng uy tín.

Tương tự như nhiều hãng bán lẻ thời trang khác, H&M đem các thiết kế đi thuê sản xuất ở các nước như Campuchia và Bangladesh, nơi có chi phí nhân công rẻ. H&M hợp tác với hàng trăm nhà cung cấp trên toàn cầu, chủ yếu nằm ở khu vực châu Âu và châu Á chứ không trực tiếp sở hữu nhà một máy nào.

Nhằm tăng tưởng tính hiệu quả của logistics nội bộ, hãng đã dùng đường sắt hoặc đường biển để vận chuyển hàng hóa tới cửa hiệu. Các nhà thiết kế của hãng cũng không làm việc tại văn phòng trụ sở của H&M ở Stockholm.

Tại Việt Nam, hãng mở cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM vào hồi tháng 9/2017. Sau 2 tháng, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội và cũng thu hút rất nhiều khách hàng trẻ.

Mặc dù chỉ vào Việt Nam từ tháng 9/2017, thế nhưng doanh thu của H&M trong năm này là 227 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 152 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận gộp lên tới 67%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế của H&M chỉ là 13 tỷ đồng và 10 tỷ đồng cho thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.

Sang tới năm 2018, doanh thu H&M tăng gấp 3 lần, lên 763 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 1.116 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của hai năm này tăng so với 2017 nhưng cũng ở mức rất thấp, là 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 65-66%.

Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP. HCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Làn sóng tẩy chay H&M trên thế giới

Mặc dù vào Việt Nam khá thuận lợi, nhưng nhiều năm qua H&M lại khốn đốn ở thị trường thế giới. Đầu tiên, H&M phải đóng toàn bộ cửa hàng tại Nam Phi vì lỗi quảng cáo phân biệt chủng tộc. Khi đó, H&M đã tung một quảng cáo trong đó có một cậu bé da màu mặc một chiếc áo nỉ chui đầu có in trước ngực dòng chữ "coolest monkey in the jungle" (tạm dịch là chú khỉ ngầu nhất rừng xanh). Quảng cáo này thậm chí đã gây nên một làn sóng biểu tình phản đối nhằm vào hãng này.

Không chỉ vậy, trong năm 2018, H&M còn chứng kiến tồn kho quần áo kỷ lục lên tới 4,3 tỷ USD do không bán được hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, các thiết kế của H&M lỗi thời và không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.

Cho tới năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến H&M phải đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, chung cảnh ngộ với các hãng thời trang khác.

Đến đầu năm 2021, H&M tiếp tục gặp rắc rối khi bị người dân Trung Quốc ồ ạt tẩy chay sau khi tuyên bố không mua bông sản xuất ở Tân Cương. Hàng loạt cửa hàng của H&M tại Trung Quốc đã phải đóng cửa.

Trước sức ép quá lớn, H&M đành phải nhượng bộ, đồng thời đăng tải lời thanh minh lên trang Weibo của mình. Tuy nhiên, hình ảnh đăng kèm bài viết bị dân mạng Trung Quốc chỉ trích vì tấm bản đồ... "có vấn đề". Điều này khiến H&M phải sửa đổi lại hình ảnh bản đồ theo yêu cầu của Văn phòng Kế hoạch và Quản lý tài nguyên thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Hiện tại, vấn đề của H&M vẫn đang khiến người dùng Việt Nam vô cùng bức xúc. Trên mạng xã hội, rất nhiều lời kêu gọi tẩy chay nhãn hiệu này.

Minh Nhân
Theo VnMedia.vn Copy
Timi Studios của Tencent kiếm được 10 tỷ USD trong 2020

Timi Studios của Tencent kiếm được 10 tỷ USD trong 2020

Timi Studios của Tencent, nhà sản xuất các trò chơi điện tử nổi tiếng như Honor of Kings và Call of Duty Mobile đã tạo ra doanh thu 10 tỷ USD vào năm ngoái.
Các sản phẩm NFT có mua đi bán lại được không?

Các sản phẩm NFT có mua đi bán lại được không?

Vô số nghệ sĩ và người nổi tiếng đang tạo các sản phẩm NFT của riêng họ và bán chúng với số tiền quá lớn. Câu hỏi là liệu giá trị này sẽ giữ được tới khi nào?
Hãng vận hành tàu Ever Given tuyên bố ‘không chịu trách nhiệm’ cho vụ tắc Kênh đào Suez

Hãng vận hành tàu Ever Given tuyên bố ‘không chịu trách nhiệm’ cho vụ tắc Kênh đào Suez

Mới đây, Evergreen - hãng vận hành tàu Ever Given gây tắc nghẽn nghiêm trọng Kênh đào Suez vừa tuyên bố “không chịu bất kỳ trách nhiệm gì dù là nhỏ nhất”.
Nomura đã từng cho Quỹ đầu tư của Bill Hwang cơ hội thứ 2

Nomura đã từng cho Quỹ đầu tư của Bill Hwang cơ hội thứ 2

Quỹ đầu tư của Bill Hwang đã từng phải tìm kiếm cơ hội thứ hai ở Phố Wall sau khi phải đóng cửa quỹ đầu tư trị giá hàng tỷ USD của mình hồi năm 2012.
Thủ Đức – Thành phố tinh hoa

Thủ Đức – Thành phố tinh hoa

Tháng 12 năm 2020, TP. Thủ Đức chính thức được thành lập, trực thuộc TP. HCM. Với quy mô trên 20 nghìn hecta vuông và dân số hơn 1 triệu người, TP. Thủ Đức hứa hẹn sẽ  phát triển trở thành đầu tàu công nghệ, tài chính và dịch vụ của TP. HCM, với hy vọng đóng góp gần 30% tổng GDP toàn thành phố.
Ấn Độ muốn giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ Ả Rập

Ấn Độ muốn giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ Ả Rập

Chính phủ Ấn Độ vào đã yêu cầu các nhà máy lọc dầu tăng tốc đa dạng hóa và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ từ Ả Rập.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp